Hủy
Thế giới

Châu Á tiếp tục nới lỏng tiền tệ?

Thứ Hai | 06/04/2015 08:51

Tuần này, liệu các ngân hàng trung ương lớn tại châu Á có thay đổi chính sách sau báo cáo việc làm tháng 3 đáng thất vọng của Mỹ?
 

Việc khối doanh nghiệp Mỹ chỉ tuyển dụng 126.000 nhân viên trong tháng 3 có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục duy trì lãi suất thấp kỷ lục, tạo cơ hội cho các nước châu Á đẩy mạnh nới lỏng tiền tệ.

Tại châu Á, 3 ngân hàng trung ương lớn gồm Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ lần lượt họp chính sách trong ngày 7/4, 8/4 và 9/4.

Giới chuyên gia dự đoán, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) sẽ hạ lãi suất cơ bản trong khi cả Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) và Hàn Quốc (BOK) sẽ duy trì chính sách tiền tệ hiện tại.

Cụ thể Societe Generale cho rằng, RBA sẽ hạ 25 điểm cơ bản trong lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục ở 2%, do kinh tế có xu hướng tăng trưởng chậm lại trong vài quý tới cũng như giá hàng hóa cơ bản liên tục giảm mạnh.

Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc có thể sẽ hạ dự báo tăng trưởng và lạm phát trong cuộc họp chính sách tuần này, dù vẫn duy trì định hướng lãi suất thấp đến tận quý III/2015. Tháng 3, BOK bất ngờ hạ lãi suất xuống thấp kỷ lục ở 1,75% nên ngân hàng trung ương cần có thêm thời gian để theo dõi tình hình kinh tế trước khi tiếp tục nới lỏng hơn nữa, giới phân tích tại HSBC đự đoán.

Đối với Nhật Bản, các số liệu gần đây đều cho thấy, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang dần thoát khỏi suy thoái do đợt tăng thuế tiêu thụ hồi tháng 4/2014. Đây sẽ là cơ sở để BOJ duy trì lập trường chính sách tiền tệ hiện nay. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách vẫn cần tăng cường kích thích lạm phát, Moody's nhận định.

Trong tuần, thị trường Trung Quốc cũng sẽ có cơ hội đánh giá về tình hình lạm phát khi chính phủ công bố chỉ số giá tiêu dùng và sản xuất tháng 3 trong ngày 10/4. Moody's dự đoán, giá tiêu dùng và sản xuất tại Trung Quốc sẽ lần lượt tăng 1% và giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 3.

Giá dầu giảm và nhu cầu tiêu thụ trong nước yếu là 2 nguyên nhân chính khiến kéo giảm giá cả tại Trung Quốc. Nếu áp lực giảm phát ngày càng tăng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chắc chắn sẽ nới lỏng chính sách hơn nữa, Moody's khẳng định.

Ngoài ra trong tuần này, Singapore sẽ là quốc gia đầu tiên công bố số liệu GDP quý I/2015 sơ bộ trong khi Ấn Độ công bố báo cáo cán cân thương mại.

Giới đầu tư cũng sẽ chờ đợi biên bản họp tháng 3 của Fed, dự kiến công bố trong rạng sáng ngày 9/4.

Nguồn DVO/ CNBC


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới