Hủy
Thế giới

Chiến tranh tiền tệ quay trở lại (P2): Lựa chọn không thể khác

Thứ Sáu | 24/10/2014 15:01

Nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đang "ngấm ngầm" thực hiện giảm giá tiền tệ.
 

Mặc dù không thẳng thắn công bố các biện pháp nới lỏng tiềntệ, nhưng các ngân hàng trung ương tại Thụy Sĩ, Đan Mạch và Cộng hòa Séc (dùchính thức hay không) cũng đang khiến cho đồng tiền của họ giảm giá tương đốiso với euro. Những biện pháp như vậy là cần thiết vì sau sự lên giá của tiền tệcơ sở USD, vẫn có đến 8 trong số 10 tiền tệ của các quốc gia phát triển đang đượcđịnh giá cao so với USD (theo kết quả tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triểnKinh tế - OECD dựa trên phương pháp ngang giá sức mua).

Một vài ngân hàng trung ương đã duy trì chính sách tỷ giá thấpđể thúc đẩy lạm phát và kim ngạch xuất khẩu. New Zealand là một trong số đó. Theosố liệu công bố tuần trước, tỷ lệ lạm phát năm trong quý II tại New Zealand đãtăng trưởng mạnh nhất 2 năm rưỡi sau sự can thiệp mạnh của ngân hàng trung ươngkhiến cho đô-la New Zealand xuống mức thấp nhất 13 tháng.

Theo ước tính trung bình của 33 chuyên gia tham gia khảo sátcủa Bloomberg, đến cuối năm 2015 đồng đô-la New Zealand (NZD ) sẽ còn giảm 5,7%xuống 75 cent (USD) đổi 1 NZD. Kể từ giữa năm nay, đô-la New Zealand đã giảm đến9,2% và trở thành đồng tiền giảm mạnh thứ 3 trong số các đồng tiền mạnh trên thếgiới.

Ngày 6/10, tập đoàn Goldman Sachs đã hạ dự báo đối với giátrị tiền tệ của Israel sau khi ngân hàng trung ương nước này phát đi tín hiệucan thiệp tiếp theo nhằm chống lại tình hình giảm phát đã diễn ra kể từ năm2007 đến nay. Các biện pháp được ngân hàng trung ương Israel đưa ra gồm có cắtgiảm lãi suất và giảm lượng cung nội tệ ra thị trường. Theo Goldman Sachs, Shekel(NIS) - đồng nội tệ của Israel đã giảm xuống mức 3,9 NIS đổi 1 USD.

Simon Derrick – chiến lược gia trưởng trong lĩnh vực tiền tệcủa ngân hàng New York Mellon nhận định, giảm phát là vấn đề chính của câu chuyệnvà nếu cần phải giảm giá đồng nội tệ để giải quyết vấn đề thì các ngân hàngtrung ương bắt buộc phải làm thế.

Quả thật, chiến tranh tiền tệ đang quay trở lại, nhưng lần này khác bởi mục tiêu chính không còn là thúc đẩy tăng trưởng, mà để tránh rơi vào giảm phát.

Nguồn Theo DVO/ Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới