Hủy
Thế giới

Đến lượt ngân hàng Ấn Độ khủng hoảng tiền mặt

Thứ Năm | 18/07/2013 10:11

Một cuộc khủng hoảng tiền mặt do chính ngân hàng trung ương Ấn Độ tạo ra nhằm hỗ trợ đồng rupee sau khi mất giá mạnh thời gian qua.
 

Ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI) mới đây đã nối gót Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) hút thanh hoản khỏi hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, phương cách hành động của mỗi ngân hàng không giống nhau, nếu PBOC ngừng bơm tiền cho hệ thống thì RBI bất ngờ tăng lãi suất cấp vốn và bán ra 2 tỷ USD trái phiếu. Nếu động thái của PBOC nhằm kiềm chế tăng trưởng tín dụng thì RBI nhằm vực dậy đồng rupee sau khi mất giá quá mạnh thời gian qua. Do động thái này, chỉ số đánh giá cổ phiếu ngành ngân hàng Ấn Độ tuần này giảm tới 6%.

Ngân hàng Nomura dự báo, nếu RBI tiếp tục thắt chặt thanh khoản, tăng trưởng tín dụng của Ấn Độ sẽ chậm lại. Các ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất là những định chế phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngắn hạn từ doanh nghiệp và các ngân hàng quốc doanh do nắm giữ nhiều trái phiếu hơn các định chế tư nhân.

PBOC cuối cùng phải tìm cách xoa dịu tình trạng đóng băng tín dụng, nhờ đó nhà đầu tư quay lại với cổ phiếu của các ngân hàng. Trong khi đó, tại Ấn Độ, rupee tăng gần 1% so với USD kể từ khi RBI thắt chặt thanh khoản và RBI có thể sẽ thay đổi nhiều chính sách nữa để hỗ trợ rupee. Nếu rupee không tăng mạnh, các ngân hàng Ấn Độ sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề thiếu thanh khoản.

Nguồn WSJ/Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin nổi bật trong ngày

    Xem nhiều

Công Nghệ

DOANH NHÂN