Hủy
Thế giới

Khó như xử lý các vụ vỡ nợ trái phiếu tại Trung Quốc, nhà đầu tư phải nhận thịt giăm bông thay vì tiền lãi

Triệu Vân Thứ Tư | 08/01/2020 07:01

Ảnh: The Strait Times

Việc kiểm soát những nhà đi vay không đáng tin là điều rất cực kỳ khó khăn, đó cũng là thách thức mà Bắc Kinh đang phải đối mặt.
 

Đối mặt với tình trạng vỡ nợ trái phiếu ngày càng tăng, các cơ quan chức trách Trung Quốc đã thực hiện những động thái chưa từng có tiền lệ trong vài tuần gần đây. Mục tiêu của họ là khôi phục lại niềm tin của nhà đầu tư bằng cách xử lý các vụ vỡ nợ một cách minh bạch và hiệu quả hơn.

Trung Quốc cũng đưa ra bộ quy định phác thảo đầu tiên về việc xử lý trái phiếu có nguy cơ vỡ nợ. Động thái này thể hiện sự khẩn trương của các nhà làm luật trong việc kiểm soát những công ty vay nợ, vốn không công bố thông tin đầy đủ, trì hoãn trả nợ và trì hoãn quá trình phá sản.

Nếu không thể kiểm soát được các vụ vỡ nợ, những nỗ lực củng cố thị trường vốn của Bắc Kinh cũng bị kìm hãm. Nhưng nói thì dễ, làm mới khó.

Mặc dù đưa ra lập trường chính sách cứng rắn, những cam kết mới nhất của các cơ quan điều hành Trung Quốc vẫn còn quá chung chung và chưa rõ ràng, chẳng hạn như cách triển khai biện pháp phạt đối với những công ty vỡ nợ có hành vi sai trái và giúp nhà đầu tư thu hồi vốn, các nhà phân tích cho biết. Việc dọn dẹp những rắc rối từ những vụ vỡ nợ cũng đòi hỏi Trung Quốc phải xem xét lại luật phá sản.

Trong các quy định phác thảo công bố vào ngày 27/12, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC), cơ quan hoạch định kinh tế và cơ quan điều tiết chứng khoán kêu gọi cải thiện cơ chế xử lý các vụ vỡ nợ trái phiếu. Họ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các cuộc gặp gỡ chủ nợ và kêu gọi các ngân hàng giám sát, các nhà bảo lãnh và cơ quan xếp hạng tín nhiệm gánh vác thêm trách nhiệm.

“Quy tắc hướng dẫn bao gồm phần lớn là các nguyên tắc trong việc xử lý trái phiếu bị vỡ nợ và cho thấy vấn đề này đang nhận được sự chú ý rất lớn trên cả quốc gia”, ông Yang Peiming, đối tác tại công ty luật Llinks, cho hay.

Tuy nhiên, các quy định phác thảo thiếu đi những thông tin chi tiết về cách thức thực thi. Nói cách khác, tòa án tối cao Trung Quốc cần phải đưa ra thêm những biện pháp cụ thể hơn, ông nói.

Trong vài tuần gần đây, các cơ quan điều hành cũng đưa ra các quy tác hướng dẫn về giao dịch các trái phiếu bị vỡ nợ và được cho là sẽ công bố quy định hoán đổi chúng lấy nợ mới.

Tòa án tối cao của Trung Quốc cũng phác thảo các quy định nhằm xem xét kỹ lưởng hơn đối với hành vi của những nhà bảo hành trái phiếu.

Rắc rối từ trái phiếu

Bắc Kinh đã có bước tiến xa kể từ khi cho phép trái phiếu Trung Quốc đầu tiên vỡ nợ vào 6 năm về trước. Họ tìm cách làm thấm nhuần kỷ luật mạnh mẽ hơn trong một thị trường đã quen với sự cứu trợ từ Chính phủ. Dù vậy, chính những trái chủ mới là người gánh phần chi phí nặng nề hơn từ những vụ vỡ nợ, trong khi công ty đi vay thường bị phạt rất hạn chế hoặc thậm chí là không bị phạt.

Tổng giá trị của các vụ vỡ nợ trái phiếu tại Trung Quốc lên tới mức 134,1 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tương đương 19,2 tỷ USD) trong năm 2018, cũng là một kỷ lục mới, dựa trên dữ liệu từ Bloomberg.

a
Giá trị (tỷ Nhân dân tệ) các đợt vỡ nợ trái phiếu tại Trung Quốc.

Trong số 414 trái phiếu Trung Quốc đã vỡ nợ tính tới cuối năm 2018, chỉ 74 công ty đã hoàn tất quá trình “tái cấu trúc nợ”, theo ông Tan Chang, nhà phân tích tại China Chengxin International Rating.

Tỷ lệ thu hồi vốn đối với những trái phiếu bị vỡ nợ kể từ năm 2018 đã giảm xuống 3,9%, từ mức 24% tại thời điểm 4 năm về trước, Shanghai Chongyang Investment cho biết trong một nghiên cứu ngày 27/12.

Những trường hợp vỡ nợ đáng chú ý

Kể từ vụ vỡ nợ trái phiếu Trung Quốc đầu tiên của công ty xây dựng China City Construction Holdings trong năm 2014, công ty này vẫn chưa tiết lộ về cách tái cấu trúc nợ hoặc làm thế nào để trả lại tiền cho nhà đầu tư. Sự yên lặng đến mức bất thường của China City Construction Holdings cứ tiếp diễn mặc dù tòa án đã ra phán quyết chính thức trong tháng 6/2017, yêu cầu công ty ngừng phát hành trái phiếu trong thị trường liên ngân hàng vì công bố thông tin không đủ cho nhà đầu tư.

Trong một ví dụ rõ ràng hơn, công ty Jiangsu Hongtu High Technology đã bịa đặt về sự chấp thuận từ các trái chủ để kéo dài kỳ hạn của trái phiếu trong năm 2018. Phải 5 tháng sau thì chính quyền Trung Quốc hành động và áp đặt lệnh cấm một năm đối với việc phát hành trái phiếu trong tương lai của Jiangsu Hongtu High Technology.

Trong nhiều trường hợp khác, những trái chủ bất lực – thường không có tiếng nói trong quá trình tái cấu trúc nợ của Trung Quốc – cảm thấy họ không còn cách nào khác ngoài việc trì hoãn trả nợ.

Biện pháp trả nợ bất thường

Một số công ty vay nợ gặp khó khăn về tiền mặt phải dùng tới biện pháp trả nợ bất thường: Chuying Agro-Pastoral Group đề xuất trả thịt dăm bông hoặc các sản phẩm thịt để thay thế cho khoản trả lãi coupon trong năm 2018. Một số nhà đầu tư đã đồng ý với biện pháp này.

Để cải thiện tình hình, Trung Quốc cần làm nhiều hơn để nâng cấp luật phá sản và còn nhiều yếu tố khác nữa, ông Yang cho hay.

► Ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu

Nguồn Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới