Hủy
Thế giới

Khói bụi che phủ Bắc Kinh khiến Trung Quốc khó tuyển dụng người tài

Thứ Ba | 08/04/2014 10:46

Chất lượng không khí là thách thức hàng đầu trong thu hút nhân tài nước ngoài, và gây khó khăn tuyển dụng hoặc giữ quản lý cấp cao ở Trung Quốc.
 

Làn khói mù dày đặc che phủ Bắc Kinh năm ngoái đã khiến nhiềugia đình người nước ngoài phải chia li. Chồng đến Trung Quốc làm việc, vợ vàcon ở lại quê nhà, vì khói bụi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cảtrẻ con lẫn người lớn.

Xu hướng này đang bắt đầu tăng lên ở Trung Quốc, dấu hiệucho thấy chi phí của ô nhiễm lên nửa triệu người nước ngòai làm việc ở Trung Quốc và các tập đoàn quốc tế muốn giữ họ lại. Khóibụi Bắc Kinh phần lớn các ngày trong năm 2013 còn tệ hơn tiêu chuẩn an toàn củachính phủ. Thống kê của bộ môi trường cho thấy 71/74 thành phố Trung Quốc khôngđáp ứng tiêu chuẩn chất lượng không khí.

Khói bụi nặng ở 71 trên 74 đô  thị lớn của Trung Quốc
Khói bụi nặng ở 71 trên 74 đô thị lớn của Trung Quốc

Tổ chức sức khỏe thế giới WHO tháng ba 2014 đã cho biết ônhiễm không khí đóng góp vào 7 triệu ca tử vong toàn thế giới năm 2012. 40%trong số đó đến từ vùng ảnh hưởng bởi Trung Quốc theo tiêu chuẩn phân loại của WHO.Ô nhiễm không khí ngoài trởi có thể gây ung thu phổi theo báo cáo của cơ quan WHO2013, lần đầu tiên coi nó thuộc loại chất gây ung thư.

“Chúng tôi đang chứng kiến các công ty quay trở lại gói phụcấp khó khăn của thập niên 1980s và 1990s dành cho các giám đốc ở thành phố bị ônhiễm nặng,” theo Angie Eagan, giám đốc quản lý bộ phận Trung Quốc của hãng nhânsự MRIC. “Các gói trợ cấp đó xoay quanh việc ứng viên để gia đình lại nhà và nhậntrợ cấp về thăm nhà thường xuyên.”

Tập đoàn Panasonic của Nhật đang tính đến chuyện tăng chi phísinh hoạt cho công nhân làm việc nước ngòai ở Trung Quốc. Con số cụ thể vẫn giữkín, nhưng có tính đến chi phí môi trường và ô nhiễm không khí.

Một số công ty vẫn còn ngần ngại trong chuyện cộng thêm từ5%-10% phụ cấp vào mức họ đã trả cho nhân viên nước ngòai ở Trung Quốc. Họ muốn đền bù bằng các lợi íchnhư nhiều thời gian nghỉ hơn, chuyến đi chơi có tài trợ hoặc hỗ trợ chi phí bọclót phòng chống ô nhiễm không khí, theo ông Fred Schlomann giám đốc quản lý củahãng cố vấn nhân sự AIRINC.

Đường phố Bắc Kinh mờ mịt với ô nhiễm không khí
Đường phố Bắc Kinh mờ mịt với ô nhiễm không khí

Một phần ba các công ty của Phòng thương mại Liên minh châu Âutại Trung Quốc nói ô nhiễm không khí đã cộng thêm vào chi phí nhân sự. Người nướcngoài đến Trung Quốc làm việc đã đòi có chăm sóc sức khỏe tốt hơn, lương cao hơnhoặc máy lọc không khí, theo Ioana Kraft, tổng giám đốc của chi nhánh Thượng Hải.

Thách thức thu hút nhân tài

Hai phần ba số người trả lời chọn chất lượng không khí là tháchthức hàng đầu trong thu hút nhân tài nước ngoài. Khoảng 48% công ty trả lời điềutra 2014 của Phòng Thương mại Mỹ chi nhánh Bắc Kinh và Đông bắc Trung Quốc nóigặp khó khăn tuyển dụng hoặc giữ quản lý cấp cao ở Trung Quốc vì ô nhiễm.

Mức PM2.5 đo số hạt siêu nhỏ có thể đe dọa lớn nhất tới sứckhỏe con người đã nằm yên trên mức nguy hiểm trong một tuần liền ở Bắc Kinh. Năm2013 nó đã đạt đỉnh cao gấp 35 lần mức đề nghị của WHO.

Shane McNamara một giám đốc Mỹ điều hành công ty xây dựng vàthiết kế nội thất có 15 người ở Trung Quốc nói vợ ông đang tính chuyện dời đếnHồng Kông vì ô nhiễm. Vợ ông là người Trung Quốc đã phải cắt giảm đi lại côngviệc vì không khí xấu.

Cảng biển Hồng Kông mờ mịt trong khói bụi
Cảng biển Hồng Kông mờ mịt trong khói bụi

Mặc dù McNamara nói sẽ vẫn ở lại lục địa để kinh doanh, ôngcó mối lo cụ thể. Trong buổi kiểm tra định kỳ sức khỏe hàng năm ở Mayo Clinic,bác sĩ đã noi “với kiểu ô nhiễm thế thì chắc chắn sức khỏe của anh sẽ bị ảnh hưởng.”Mayo Clinic là bệnh viện có danh tiếng hàng đầu ở Mỹ.

Ô nhiễm đang khiến cho tập đoàn Nestle khó thu hút nhân tàicả nước ngòai lẫn Trung Quốc đến làm việc ở Bắc Kinh, theo Chủ tịch bộ phận lụcđịa Trung Quốc Roland Decorvet.

Nhân tài “đã quyết định thay đổi ý định định cư ở Trung Quốcvì ô nhiễm không khí” theo Tổng giám đốc WHO Margaret Chan nói trong buổi phỏngvấn tháng 3 với Bloomberg TV. “Tôi nghĩ chính quyền Trung Quốc cũng biết điều nàyđang diễn ra.”

Chiến tranh chống khóibụi

Thủ tướng Lí Khắc Cường đã gọi ô nhiễm là vấn đề lớn và chínhphủ sẽ tuyên bố chiến tranh chống khói bụi. Các xe xả nhiều khói sẽ bị cấm lưuhành trên đường và các lò chạy than bị đóngcửa.

Khoảng hai phần ba giớithượng lưu Trung Quốc, với tài sản trên 1,6 triệu USD, đã rời khỏi Trung Quốchoặc đang lập kế hoạch, theo báo cáo Hurun, một hãng nghiên cứu ở Thượng Hảitheo dõi người giầu. Các mối lo về môi trường là một trong những lý do được nêulên thường xuyên nhất, theo Kristin Shi-Kupfer chuyên nghiên cứu xã hội TrungQuốc tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator đặt tại Berlin.

Thủ tướng Trung Quốc Lí Khắc Cường
Thủ tướng Trung Quốc Lí Khắc Cường

Các tập đoàn từ Nestle tới Sony đang phân phát khẩu trangcho nhân viên ở Trung Quốc. Một số đã lắp đặt trong văn phòng các máy lọc khôngkhí hoặc thuê chuyên gia cố vấn cho giám đốc cách chống khói bụi. Qoros Auto Co,công ty liên doanh Israel với Chery Automobile của Trung Quốc nói đã chi khoảng150.000 NDT (tức 24.000 USD) vào máy lọc không khí ở văn phòng và 9750 NDT vàokhẩu trang cho nhân viên.

Chi phí máy lọc khôngkhí

Chris Buckley nhà phân phối máy lọc không khí Blueair ở BắcKinh nói nhu cầu tập đoàn với máy lọc không khí đã tăng gấp đôi trong năm qua. Đơnhàng của công ty nằm trong khoảng 100.000 USD cho hai tầng văn phòng, còn cácgiám đốc tập đoàn cấp trung tới cao có thể nhận trợ cấp từ 15.000-20.000 NDT đểbù vào chi phí lắp máy lọc tại nhà.

Gordon Peters, bác sĩ với hơn 30 năm kinh nghiệm trong Khôngquân Mỹ hiện đang làm giám đốc y tế Bắc Á văn phòng Bắc Kinh cho hãng cố vấn rủiro International SOS. Ông cho biết nhiều tập đoàn đang thuê tổ chức các seminarvề bảo vệ chống ô nhiễm không khí.

Các bài giảng của ông về kiểm tra ứng dụng báo mức ô nhiễmtrước khi rời nhà, đeo khẩu trang loại nào N95 vì nó ngăn 95% chất ô nhiễm), tầmquan trọng của máy lọc không khí và cách dán chặt cửa sổ, cửa ra vào.

Cơ hội Trung Quốc
Cơ hội Trung Quốc

Robert Parkinson người Anh có hãng tìm kiếm giám đốc 40 nhânsự ở Bắc Kinh đã phải chi hơn 6.000 USD cho hai máy lọc không khí. Mặc dù ôngthừa nhận áp lực của ô nhiễm là lớn, ông không thấy đó là lý do để rời Trung Quốc.Nơi này có các lợi thế như kinh nghiệm nghề nghiệp, môi trường văn hóa, và lợi íchcho người nước ngoài. “Bạn phải coi Trung Quốc là một mâm cỗ nguyên, và chuyện ônhiễm chỉ là một phần trong đó.”

Nguồn Dân Việt/Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới