Hủy
Thế giới

Lần thứ 3 trong lịch sử, Mỹ treo cờ rủ trong đám tang nhà lãnh đạo nước ngoài

Thứ Bảy | 07/12/2013 16:26

Tổng thống Barrack Obama tuyên bố nước Mỹ sẽ treo cờ rủ tưởng niệm sự ra đi của Nelson Mandela.
 

Tổng thống Barrack Obama tuyên bố nước Mỹsẽ treo cờ rủ tưởng niệm sự ra đi của ông Nelson Mandela. Đây là lần thứ ba trong lịch sử nước Mỹthực hiện nghi thức này đối với một nhà lãnh đạo nước ngoài.

Trong lịch sử nước Mỹ, Tổng thống Geogre W. Bush từng tuyên bố treo cờ rủ để tưởng niệm ngày mấtcủa Đức Giáo Hoàng John Paul II vào năm 2005. Năm 1965, Tổng thống Lyndon Johnson cũng là ra lệnhtương tự để tưởng nhớ những đóng góp của Winston Churchill.

Bức ảnh ông Mandela chụp cùng vợ sau gần một năm được trả tự do, năm 1990

Ở thời điểm tuyên bố treo cờ rủ tưởng niệm Thủ tướng Anh Winston Churchill vào năm 1965, truyềnthông Mỹ đã đưa ra lời nhận định lần đầu tiên nước Mỹ thực hiện nghi thức này với một nhà lãnh đạonước ngoài. Tuy nhiên, ông Churchill luôn được coi mang một nửa dòng máu Mỹ do có mẹ là ngườiMỹ.

Ông Obama tuyên bố nước Mỹ sẽ treo cờ rủ tại các tòa nhà liên bang và khu vực quân sự cho đếnhết tối thứ hai để tưởng niệm sự ra đi của người đã đóng góp cả cuộc đời cho sự tự do của nhân dânNam Phi, cho nền hòa bình trên thế giới. Nhà Trắng cũng đưa ra thông cáo chung tuyên bố Tổng thốngMỹ và Đệ nhất phu nhân Michelle sẽ đến Nam Phi vào tuần tới để dự lễ tang cấp nhà nước tưởng nhớông Mandela tại ngôi làng Qunu.

Tuyên bố treo cờ rủ trên toàn nước Mỹ của ông Obama đã nhận được những ý kiến trái chiều củangười dân Mỹ. Nhiều người cho rằng ngoại trừ trường hợp của Winston Churchill và Giáo Hoàng JohnPaul II, nước Mỹ không nên thực hiện nghi thức treo cờ rủ với bất kì một nhà lãnh đạo nước ngoàinào khác.

Tuy nhiên những người khác ủng hộ quyết định của ông Obama, cho rằng với những đóng gópcho nền hòa bình thế giới, với quãng thời gian 27 năm ngồi tù vì nhân dân Nam Phi, ông Mandela xứngđáng là người nước ngoài thứ 3 đón nhận nghi thức này ở Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định ông Mandela là một nhà lãnh đạo hiếm thấy, là một hình mẫucủa nhân loại. Ông xứng đáng được tôn vinh không chỉ ở Nam Phi mà còn trên toàn thế giới. "Sau gần bathập kỷ bị giam giữ trong điều kiện gần như không có ánh sáng, đôi mắt của ông Mandela đã bị suygiảm thị lực phần nào nhưng ông ấy vẫn nhìn thấy những điều tốt đẹp đến với người dân Nam Phi", ôngKerry nói.

Nguồn Thể thao Văn hóa


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới