Hủy
Thế giới

Mỹ âm thầm tìm cách mua phân bón Nga

Nguyên Hồ Thứ Sáu | 17/06/2022 10:39

Các bao phân bón được di chuyển bằng cần cẩu cơ học tại một nhà máy phân bón ở Cherepovets, Nga. Ảnh: Bloomberg.

Việc thúc đẩy nhấn mạnh thách thức mà Mỹ và các đồng minh phải đối mặt.
 

Chính phủ Mỹ đang âm thầm khuyến khích các công ty nông nghiệp và vận tải biển mua, vận chuyển nhiều phân bón của Nga hơn, vì lo ngại các lệnh trừng phạt đã dẫn đến nguồn cung giảm mạnh, làm tăng chi phí lương thực toàn cầu.

Nỗ lực này là một phần của các cuộc đàm phán phức tạp và khó khăn đang được tiến hành với sự tham gia của Liên hợp quốc, nhằm thúc đẩy nguồn cung phân bón, ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp khác từ Nga và Ukraine, vốn đã bị gián đoạn bởi cuộc chiến.

 

Các quan chức Mỹ và châu Âu đã cáo buộc Điện Kremlin sử dụng thực phẩm làm “vũ khí”, ngăn cản Ukraine xuất khẩu. Nga phủ nhận điều đó ngay cả khi họ đã tấn công các cảng quan trọng, đổ lỗi việc vận chuyển bị gián đoạn là do các lệnh trừng phạt mà Mỹ cùng các đồng minh áp đặt. 

EU và Mỹ đã áp dụng các biện pháp miễn trừ hạn chế kinh doanh với Nga để cho phép buôn bán phân bón, trong đó Nga là nhà cung cấp chính trên toàn cầu. Nhưng nhiều bên vận chuyển, chủ ngân hàng và công ty bảo hiểm không mấy mặn mà vì sợ vô tình vi phạm các quy tắc. Xuất khẩu phân bón của Nga giảm 24% trong năm nay. 

Việc thúc đẩy nhấn mạnh thách thức mà Mỹ và các đồng minh phải đối mặt giữa lúc họ vừa muốn gia tăng sức ép lên Nga vừa muốn hạn chế tổn thất cho nền kinh tế toàn cầu vốn có sự phụ thuộc lớn vào nguồn hàng hoá cơ bản do Nga cung cấp, từ khí đốt cho tới dầu lửa, phân bón và ngũ cốc. Giá của tất cả các mặt hàng này đã tăng vọt kể từ khi chiến tranh nổ ra hồi tháng 2.

Công nhân bốc phân bón nhập khẩu từ Nga ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc năm 2018. / ASSOCIATED PRESS
Công nhân chất phân bón nhập khẩu từ Nga ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc năm 2018. Ảnh: AP.

Nguồn tin thân cận cho hay, đầu tháng này, Mỹ đã cử đại diện đến các cuộc đàm phán do Liên Hợp Quốc dẫn đầu ở Moscow, thảo luận về các vấn đề nguồn cung. Việc phân phối không đủ phân bón trong năm nay cũng có thể ảnh hưởng đến vụ mùa năm sau.

Nhà Trắng đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Điện Kremlin đã kêu gọi Mỹ đảm bảo cho bên mua và bên vận chuyển phân bón, ngũ cốc rằng họ sẽ không bị trừng phạt, dường như đây là điều kiện để Nga bỏ chặn các lô hàng nông sản Ukraine hiện nay.

Ông Ivan Timofeev, một chuyên gia thuộc Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga, phát biểu: “Đối với Nga, việc rất quan trọng là Mỹ cần gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng những giao dịch này là được phép và mang lại lợi ích cho an ninh lương thực toàn cầu và Mỹ không nên từ chối thực hiện.”

 

Trong khi Nga tuyên bố rằng những lo ngại về lệnh trừng phạt cũng đang kìm hãm xuất khẩu ngũ cốc của nước này, thì tổng lượng xuất khẩu trong mùa chỉ giảm 14% và xuất khẩu lúa mì đã tăng gấp đôi trong tháng 5, theo Liên minh ngũ cốc của Nga. 

Ngược lại, hơn 25 triệu tấn ngũ cốc, dầu hướng dương và các mặt hàng khác đang bị mắc kẹt ở Ukraine vì lo ngại an ninh tại các cảng Biển Đen và các tuyến đường hàng hải thường được sử dụng để vận chuyển chúng đến các thị trường toàn cầu. Các quan chức cảnh báo tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi vụ thu hoạch mới bắt đầu.

Tuy nhiên các cuộc đàm phán về việc giải phóng các lô hàng diễn ra rất chậm chạp.

Cơ quan Liên hợp quốc cho biết.

Nga đã giành được sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ trong lời kêu gọi giảm nhẹ các lệnh trừng phạt vào tuần trước, nhưng nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc dàn xếp một giải pháp để tái khởi động các chuyến hàng cho đến nay vẫn chưa mang lại kết quả. 

Các công ty vận tải biển vẫn cực kỳ cảnh giác với khu vực Biển Đen vì các lệnh trừng phạt và lo ngại về an ninh, trong khi các quan chức trong ngành cho biết sẽ cần quốc tế phối hợp để hỗ trợ trấn an họ. Những nỗ lực vận chuyển các sản phẩm của Ukraine bằng đường sắt đến châu Âu đã mang lại kết quả hạn chế vì nhiều vấn đề.

Vào ngày 09/06, ông James O'Brien, người đứng đầu Văn phòng điều phối các biện pháp trừng phạt tại Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết: “Chúng tôi đang làm việc cùng với các đối tác của mình để nhận được ít nhất một nửa số hàng mà Ukraine xuất khẩu mỗi tháng, nhưng điều đó sẽ hơi tốn thời gian. Vì vậy, chúng tôi đang lường trước sự thiếu hụt đáng kể."

Có thể bạn quan tâm: 

Gạo sẽ là đích đến tiếp theo của lạm phát lương thực?

Nguồn Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới