Mỹ và Trung Quốc có thể sa vào một “cuộc chiến tranh lạnh mới” khiến các nước phải chọn phe
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nguồn ảnh: AFP.
Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức nội tại
Theo CNBC, Mỹ và Trung Quốc có các giá trị hoàn toàn trái ngược nhau và cuối cùng sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh lạnh mới trong những thập kỷ tới. Liệu Trung Quốc và Mỹ có thể đang đi theo con đường mà Đức và Anh đã đi vào đầu thế kỷ trước?
Một chuyên gia của Fitch Solutions cho biết: “Một cuộc chiến tranh lạnh mới, hay còn gọi là một cuộc đấu tranh kinh tế, quân sự và ý thức hệ toàn cầu, có thể kéo dài hàng thế hệ. Điều này có thể dẫn đến sự chia rẽ của nhiều nơi trên thế giới thành một khối thân Mỹ và một khối thân Trung Quốc”.
Ông Darren Tay thuộc nhóm nghiên cứu rủi ro quốc gia châu Á tại công ty nghiên cứu dữ liệu Fitch Solutions nói rằng: sự chia rẽ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ buộc các nước Đông Nam Á phải đứng về phía nào, mặc dù họ muốn trở nên thực dụng và giữ thân thiện với cả 2 nước càng lâu càng tốt.
Tỉ trọng của Mỹ trong GDP toàn cầu đã giảm từ gần một nửa vào năm 1950, xuống còn 1/4 vào cuối Chiến tranh Lạnh năm 1991, xuống còn 1/7 ngày nay. Nguồn ảnh: German Times. |
Mặc dù Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức nội tại, nhưng có nhiều lý do để kỳ vọng xu hướng kinh tế cơ bản này tiếp tục hơn là đặt cược rằng nó sẽ sớm dừng lại. Với số lượng công dân nhiều gấp 4 lần Mỹ, nếu công nhân Trung Quốc trở nên năng suất như công nhân Bồ Đào Nha ngày nay thì sức ảnh hưởng của Trung Quốc là điều khiến thế giới e ngại.
Tác động của sự dịch chuyển kiến tạo này được cảm nhận trong mọi khía cạnh của mọi mối quan hệ - không chỉ giữa Mỹ và Trung Quốc, mà giữa mỗi bên và các quốc gia khác.
Theo ông Darren Tay, ở châu Á, sức hút từ Trung Quốc về quy mô và ảnh hưởng của nó sẽ khó cưỡng lại. Ở châu Á, cán cân quyền lực kinh tế đã nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.
Là nhà xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của mọi quốc gia châu Á lớn khác, kể cả các đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, Washington ngày càng gây khó khăn hơn cho Huawei trong việc mua các chất bán dẫn cần thiết để sản xuất các sản phẩm của mình. Chính quyền Trump cũng đã cố gắng xóa ứng dụng chia sẻ video TikTok có trụ sở tại Bắc Kinh khỏi các cửa hàng ứng dụng của Mỹ.
Ngày càng ngờ vực
Tuy nhiên, các động thái chính sách đối ngoại tích cực như danh sách đen và lệnh cấm của cả hai bên sẽ không phải là điều duy nhất khiến các nước chia rẽ nhau. Sự thiếu tin tưởng cũng đóng một vai trò nhất định.
Thật dễ dàng để tưởng tượng một người tiêu dùng Mỹ không tin tưởng một công ty công nghệ Trung Quốc cẩn thận trong việc bảo vệ quyền riêng tư của họ. Tương tự như vậy đối với một người tiêu dùng Trung Quốc với các công ty công nghệ của Mỹ.
Điều đó đặc biệt có khả năng xảy ra nếu mối quan hệ Mỹ - Trung xấu đi. Có nhiều sự ngờ vực không chỉ giữa chính phủ mà giữa người dân của 2 cường quốc trên thế giới này.
Người tiêu dùng hai bên dường như tẩy chay các sản phẩm của nhau, khi chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy sau khi đại dịch COVID-19. Một báo cáo của Deutsche Bank Research vào tháng 5 cho biết: 41% người Mỹ sẽ không mua hàng Made in China nữa, trong khi 35% người Trung Quốc sẽ không mua hàng Made in USA.
Liệu các chính khách Mỹ và Trung Quốc có thể xây dựng một cơ sở lý luận chiến lược mới cho một quan hệ đối tác cạnh tranh trong đó họ sẽ đồng thời cạnh tranh và hợp tác?
Hai quốc gia chắc chắn sẽ là đối thủ gay gắt về sản xuất kinh tế và thương mại, công nghệ tiên tiến, năng lực quân sự, hình thành liên minh, cũng như liên kết và chứng minh cách chính phủ có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công dân.
Có thể bạn quan tâm:
► Phản ứng kinh tế của Mỹ đối với đại dịch COVID-19 khác xa phần còn lại của thế giới
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Lam Ngọc
-
Minh Đức
-
Trọng Hoàng