Hủy
Thế giới

Phúc lợi xã hội - Cuộc cách mạng mới ở châu Á

Chủ Nhật | 09/09/2012 14:05

Các nước trên khắp khu vực đang xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội, rút kinh nghiệm từ những sai lầm của phương Tây.
 

s

Các nền kinh tế châu Á từ lâu đã gây ấn tượng mạnh với thế giới về sự năng động của mình. Nhờ có những năm tăng trưởng ngoạn mục, số người châu Á thoát khỏi đói nghèo lên cao nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, khi họ trở nên giàu có hơn, người dân khu vực cũng đòi hỏi nhiều hơn từ chính phủ của mình.

Trên khắp lục địa, áp lực về lương hưu, bảo hiểm y tế quốc gia, trợ cấp thất nghiệp và những vấn đề nổi bật khác của bảo trợ xã hội ngày càng tăng. Kết quả là những nền kinh tế sôi động nhất thế giới đang chuyển đổi, từ tạo dựng giàu có đơn thuần sang một nhà nước giàu phúc lợi.

Tốc độ và quy mô của sự chuyển đổi này không thể tưởng tượng được. Tháng 10 năm ngoái, chính phủ Indonesia hứa sẽ cung cấp cho tất cả công dân của mình bảo hiểm y tế vào năm 2014. Đây là chương trình chăm sóc sức khỏe quốc gia lớn nhất được xây dựng trên cơ sở một cơ quan chính phủ thu thập các khoản đóng góp và chi trả các hóa đơn trên toàn thế giới.

Chỉ trong 2 năm, Trung Quốc đã mở rộng phạm vi chi trả lương hưu cho thêm 240 triệu người dân nông thông, nhiều hơn cả tổng số người được hưởng chế độ lương hưu theo hệ thống an sinh xã hội Mỹ.

d
Vài năm trước, khoảng 80% người dân nông thôn Trung Quốc không có bảo hiểm y tế. Hiện giờ, hầu như tất cả đều có. Tại Ấn Độ, khoảng 40 triệu hộ gia đình được hưởng lợi từ một chương trình của chính phủ cung cấp tới 100 ngày làm việc mỗi năm với mức lương tối thiểu, và chính phủ đã mở rộng bảo hiểm y tế cho khoảng 110 triệu người dân nghèo, gấp hơn 2 lần có người không có bảo hiểm tại Mỹ.

Nếu ghi nhận việc Đức công bố chế độ lương hưu vào những năm 1880 là khởi đầu và việc Anh khởi động Dịch vụ y tế quốc gia năm 1948 là đỉnh cao, thì sự ra đời của hệ thống phúc lợi xã hội châu Âu mất hơn nửa thế kỷ.

Một số nước châu Á sẽ xây dựng được hệ thống của mình trong một thập kỷ. Nếu họ làm sai, đặc biệt là những lời hứa không thể thực hiện, họ có thể phá hủy những nền kinh tế năng động nhất thế giới. Nhưng nếu họ tạo ra những mạng lưới an toàn phù hợp, họ sẽ không chỉ cải thiện đời sống của người dân nước mình mà còn biến chính mình thành những hình mẫu.

Tại thời điểm mà các chính phủ giàu có đang sai lầm trong việc thiết kế lại hệ thống của mình để đối phó với dân số già và thâm hụt ngân sách, châu Á có thể lại vượt mặt phương Tây lần nữa.

Những bài học từ phương Tây

Lịch sử cung cấp nhiều bài học mà người châu Á cần tránh về phúc lợi quốc gia của châu Âu. Sau các cuộc chiến tranh và Đại Suy thoái, xã hội châu Âu đã thực hiện phân phối lại ưu tiên của mình, và cũng bởi những người được hưởng phúc lợi xã hội đã trở thành nhóm lợi ích lớn.

Kết quả sau cùng là sự xơ cứng của nền kinh tế. Mỹ đã giữ mạng lưới an sinh của mình ít hào phóng hơn, nhưng phạm phải những sai lầm trong việc tạo ra hệ thống quyền lợi của nó - bao gồm những khoản chi trả lương hưu và những hứa hẹn chăm sóc sức khỏe không thể chi trả, và gắn bảo hiểm y tế của người dân với việc làm của họ.

Ghi nhận tại các nước đang phát triển khác, đặc biệt là châu Mỹ Latinh còn tồi tệ hơn. Chính phủ có xu hướng thu thuế không đủ trang trải cho những hứa hẹn chi tiêu của mình. Bảo trợ xã hội thường khiến tình trạng bất bình đẳng trầm trọng hơn, bởi lương hưu và chăm sóc y tế chỉ dồn vào những người lao động thành thị giàu có thay vì những người thực sự nghèo. Brazil nổi tiếng là quốc gia có chi tiêu chính phủ hàng đầu thế giới nhưng các dịch vụ công chỉ ngang với các nước thế giới thứ 3.

Các chính phủ châu Á ý thức sâu sắc tất cả những điều này. Họ không có tham vọng thay thế truyền thống làm việc chăm chỉ và tiết kiệm bằng một sự phụ thuộc vào phúc lợi mềm yếu. Những người khổng lồ của khu vực có thể tìm thấy cảm hứng không phải từ Hy Lạp mà từ quốc gia nhỏ bé Singapore, nơi chi tiêu chính phủ chỉ bằng 1/5 GDP nhưng trường học và bệnh viện có chất lượng hàng đầu thế giới.

Cho tới nay, mạng lưới an sinh xã hội tại các quốc gia châu Á lớn nhìn chung chỉ đáp ứng ở mức tối thiểu: bảo hiểm y tế cơ bản và lương hưu thay thế cho một phần nhỏ thu nhập của người lao động trước đây. Ngay cả bây giờ, chi tiêu xã hội của khu vực so với quy mô của nền kinh tế cũng chỉ khoảng 30% so với mức trung bình của các nước giàu và thấp hơn bất cứ khu vực mới nổi nào khác, ngoại trừ châu Phi cận Sahara.

Tuy nhiên châu Á cũng phải đối mặt với một số vấn đề khó khăn đặc thù. Đầu tiên là nhân khẩu học. Mặc dù một số quốc gia, đặc biệt là Ấn Độ, tương đối trẻ, khu vực này bao gồm một lượng dân số già đi nhanh nhất thế giới.

Hiện nay, tại Trung Quốc, cứ 5 người lao động thì có 1 người gia. Nhưng tới năm 2035, tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 2. Tại Mỹ thì ngược lại, thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh đồng nghĩa với hệ thống an sinh xã hội mà cứ 5 người đóng góp trên 1 người hưởng lợi trong năm 1960, một phần tư thế kỷ sau khi ra đời, hiện vẫn có 3 người làm việc trên 1 người nghỉ hưu.

Một vấn đề khác nữa là quy mô dân số, điều khiến cho phúc lợi xã hội đặc biệt khó khăn. Ba người khổng lồ khu vực là Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia là những nơi có chênh lệch thu nhập cực lớn. Xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội quốc gia tại bất cứ nước nào kể trên cũng giống như tạo ra một hệ thống phúc lợi xã hội đơn nhất cho toàn bộ Liên minh châu Âu. Cuối cùng, nhiều người lao động châu Á (tại Ấn Độ là khoảng 90%) làm việc trong nền kinh tế "phi chính thức", khiến việc xác định thu nhập hay việc tiếp cận những thay đổi với họ khó khăn hơn.

Giải pháp thúc đẩy phúc lợi ở châu Á

Các nước khác nhau sẽ và nên thử nghiệm các mô hình phúc lợi xã hội khác nhau. Tuy nhiên, có ba nguyên tắc chung mà tất cả các chính phủ châu Á có thể ghi nhớ.

Trước hết là chú ý nhiều hơn tới khả năng chi trả theo thời gian của bất cứ lời hứa hẹn nào. Quy mô của hầu hết các trợ cấp hưu trí ở châu Á có thể ở mức khiêm tốn nhất, nhưng người dân có thể tích góp chúng từ khi còn trẻ tuổi. Ví dụ ở Trung Quốc, phụ nữ nghỉ hưu ở tuổi 55, tại Thái Lan nhiều người lao động có nghĩa vụ ngừng làm việc ở tuổi 60 và có thể thu lại quỹ lương hưu của mình ở tuổi 55. Điều đó rõ ràng không thể chống đỡ được. Tại khắp châu Á, tuổi nghỉ hưu cần tăng lên, và nên lập danh mục tuổi thọ.

Thứ hai, các chính phủ châu Á cần đặt mục tiêu chi tiêu xã hội của mình thận trọng hơn. Phúc lợi xã hội nên dành bảo vệ người nghèo hơn là trợ cấp những người giàu. Đặc biệt là tại các xã hội dân số già đi nhanh chóng, chi tiêu cho người già không được vượt quá đầu tư cho giới trẻ. Rất nhiều chính phủ châu Á vẫn lãng phí vô số tiền của xã hội cho những bảo hộ thoái lui phổ quát.

Chẳng hạn tại Indonesia, năm ngoái nước này chi tiền cho trợ cấp nhiên liệu nhiều gấp 9 lần chi chăm sóc y tế, và phần lớn khoản trợ cấp đó rơi vào tay những người giàu có nhất nước này. Khi các chính trị gia châu Á hứa hẹn một hệ thống phúc lợi xã hội rộng lớn hơn, họ có cơ hội chính trị và trách nhiệm kinh tế phải loại bỏ những khoản chi tiêu lãng phí này.

Thứ ba, những cải cách của châu Á nên tập trung vào cả linh hoạt và sáng tạo. Đừng bóp nghẹt thị trường lao động bằng những quy tắc thô cứng hay mức lương tối thiểu quá hào phóng. Hãy chắc chắn rằng lương hưu trong tầm tay, giữa các công việc và khu vực. Đừng đánh đồng một mạng lưới tài trợ công an toàn với quy định chính phủ về các dịch vụ (một đối tượng chi trả chung có thể là cách rẻ nhất để cung cấp chăm sóc sức khỏe cơ bản, nhưng không phải đồng nghĩa với việc mọi y tá đều là nhân viên chính phủ).

Sử dụng công nghệ để tránh tình trạng không hiệu quả như tại khu vực công của các nước giàu. Từ việc tạo ra các hồ sơ y tế điện tử tới tổ chức thanh toán chuyển khoản thông qua điện thoại di động, các nước châu Á có thể tạo ra những hệ thống phân phối hiệu quả mới với công nghệ hiện đại.

Cuối cùng, sự thành công của bước nhảy vọt của châu Á trong việc cung cấp phúc lợi xã hội sẽ phụ thuộc vào tình hình chính trị cũng như kinh tế. Người dân khu vực sẽ phải thể hiện mong muốn lên kế hoạch trước, làm việc lâu hơn và tránh những khoản chi tiêu có thể chất đống nợ cho các thế hệ tương lai: điều cho tới nay vẫn nhức nhối tại các nước giàu. Đạt được bước tiến này đòi hỏi phải thay đổi cực lớn trên tất cả các lĩnh vực.

Nguồn Khampha/Economist


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới