Hủy
Thế giới

Vì sao lạm phát khiến hàng loạt thị trường trên thế giới lao dốc?

Minh Duy Thứ Bảy | 15/05/2021 16:49

Tình trạng thiếu cung trầm trọng ở Mỹ. Ảnh: The Economist.

Đà phục hồi kinh tế toàn cầu và chính sách kích thích tài khóa ứng phó đại dịch nguy cơ khiến lạm phát tăng mạnh.
 

Theo Nikkei Asian Review, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tại Mỹ lên cao nhất hơn trong 1 thập niên. Không lâu sau, Trung Quốc ra số liệu cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 4 tăng mạnh hơn dự báo.

Dự báo của thị trường về lạm phát tương lai cũng tăng. Lạm phát hoàn vốn 5 năm – phản ánh kỳ vọng lãi suất tại Mỹ trong 5 năm tới chạm mức 2,79%, mức cao nhất kể từ năm 2005. Lạm phát hoàn vốn 10 năm tăng lên 2,56%, cao nhất kể từ năm 2013.

Chỉ số giá lương thực toàn cầu do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc công bố đã tăng trong 10 tháng liên tiếp, đạt mức kỷ lục vào tháng 3. Ảnh: AP.
Chỉ số giá lương thực toàn cầu do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc công bố đã tăng trong 10 tháng liên tiếp, đạt mức kỷ lục vào tháng 3. Ảnh: AP.

Khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, lạm phát tăng là điều có thể lường trước. Tuy nhiên, xu hướng này là tạm thời hay mang tính cấu trúc vẫn còn là điều gây nhiều tranh cãi.

Lo ngại lạm phát gia tăng

Các chỉ số trên thế giới đều cho thấy giá cả tăng mạnh. Tại Mỹ, CPI tháng 4 tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa dự đoán từ các chuyên gia kinh tế.

Giá hàng hóa đang có xu hướng tăng trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Giá hàng hóa đang có xu hướng tăng trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Tiếp đó, PPI tháng 4 của Trung Quốc tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất kể từ năm 2017. Các nhà phân tích hầu hết đều đồng ý rằng giá sản xuất sẽ tiếp tục tăng trong quý II/2021. Sau khi phải tự chịu đựng việc chi phí sản xuất tăng suốt nhiều tháng, giờ đây các nhà sản xuất sẽ chuyển gánh nặng sang người tiêu dùng.

Nhà phân tích Xu Wei tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết: “Liệu sự tăng giá của nhà sản xuất có lan sang phía người tiêu dùng hay không chủ yếu phụ thuộc vào mức độ và thời gian của sự gia tăng PPI”.

Giá nguyên liệu thô đang tăng với tốc độ nhanh, cùng với tình trạng thiếu chất bán dẫn trong một số ngành và cả tình trạng tắc nghẽn kênh đào Suez hồi giữa tháng 3 cũng là những nguyên nhân khiến áp lực tăng giá càng lớn.

Một lý do nữa là tình trạng thiếu lao động. Theo báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ, chỉ có 266.000 việc làm mới được tạo ra vào tháng 4, thấp hơn nhiều so với ước tính khoảng 1 triệu việc làm mới.

“Chúng tôi dự báo lạm phát lõi sẽ tăng dần dần và vượt 2% một cách chắc chắn vào năm 2023”, chuyên gia kinh tế Lewis Alexander tại Nomura. Lạm phát trên 2% thường được coi là một tỉ lệ tương đối cao.

Ảnh hưởng thị trường tài chính

Trong năm qua, một trong những yếu tố chính thúc đẩy thị trường là tiền “rất rẻ”. Các chính sách kích thích kinh tế kéo lãi suất xuống thấp kỷ lục, khiến thanh khoản tràn ngập thị trường.

Lãi suất thấp khiến việc đầu tư chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn. Nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận sẽ rót vốn vào các cổ phiếu tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ, y tế và năng lượng bền vững, với hy vọng hưởng lợi từ doanh thu tiềm năng trong dài hạn.

Lãi suất thấp còn thúc đẩy giá trái phiếu. Giá và lợi suất trái phiếu diễn biến trái chiều nhau. Giờ đây, nhà đầu tư đang lo lắng lạm phát tăng sẽ thúc đẩy các nhà lập chính sách tăng lãi suất để ngăn nền kinh tế tăng trưởng quá nóng.

 
Diễn biến lạm phát hoàn vốn 10 năm tại Mỹ qua các năm. Ảnh: Refinitiv.
Diễn biến lạm phát hoàn vốn 10 năm tại Mỹ qua các năm. Ảnh: Refinitiv.

Những khoản đầu tư nào hưởng lợi

Nhà đầu tư đang rút khỏi cổ phiếu tăng trưởng và giảm thời gian nắm giữ trái phiếu, đồng thời chuyển sang nhóm cổ phiếu giá trị hưởng lợi khi kinh tế phục hồi. Điều này dẫn đến việc dòng tiền trở lại những lĩnh vực mà đại dịch tàn phá nặng như dịch vụ tài chính, sản xuất và du lịch.

Trong năm nay, chỉ số MSCI International World Banks đã tăng 26%, còn S&P 500 công nghiệp tăng 17%.

Lạm phát cao ở Mỹ có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang thực hiện nới lỏng định lượng (QE) và tăng lãi suất, khiến thanh khoản chung trên thị trường giảm. Khi đó, cổ phiếu giá trị sẽ hưởng lợi còn USD thì ngược lại.

Trong khi đó, theo nghiên cứu từ BNP Paribas, lĩnh vực năng lượng Trung Quốc, công nghệ Hàn Quốc, vật liệu, tiêu dùng Đài Loan và tài chính Ấn Độ thường vượt trội trong các giai đoạn lạm phát tại châu Á.

Ở chiều ngược lại là hàng hóa và những lĩnh vực có đòn bẩy quá cao như vàng. Kim loại quý này được coi là công cụ truyền thống để phòng hộ lạm phát. Giá vàng đã tăng từ dưới 1.700 USD/ounce hồi tháng 3 lên trên 1.800 USD/ounce nhưng vẫn cách xa đỉnh lịch sử hơn 2.000 USD/ounce hồi tháng 8.2020.

Sau khi số liệu CPI tháng 4 được công bố, Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng nói CPI tăng là “sự bình thường hóa” giá khi Mỹ bắt đầu trỗi dậy sau đại dịch.

Với thông tin việc làm tháng 4, các nhà đầu tư cho rằng FED có thể tăng lãi suất sớm nhất vào tháng 12.2022. Trước đó, họ còn dự báo FED bắt đầu phát tín hiệu giảm quy mô mua tài sản hàng tháng từ tháng 6.2021.

Có thể bạn quan tâm:

Vì sao giá quặng sắt tăng "nóng bỏng tay”?


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới