Hủy
Kinh Doanh

3 yếu tố làm suy yếu chi tiêu cho hàng tiêu dùng nhanh

Ngọc Tâm Chủ Nhật | 18/12/2022 08:00

Giá xăng tăng cao làm tăng chi phí nguyên vật liệu, khiến các dịch vụ, phí, lệ phí tăng lên. Ảnh minh họa: TL.

Suy thoái kinh tế thế giới, cắt giảm việc làm và biến động giá dầu là 3 yếu tổ khiến chi tiêu cho ngành hàng tiêu dùng nhanh bị ảnh hưởng.
 

Báo cáo mới của Kantar Worldpanel, một bộ phận của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Group có trụ sở chính tại Luân Đôn đã chỉ ra 3 yếu tố cản trở chi tiêu cho hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Theo đó, suy thoái kinh tế thế giới, cắt giảm việc làm và biến động giá dầu là 3 yếu tổ khiến chi tiêu cho ngành hàng tiêu dùng nhanh bị ảnh hưởng. 

Suy thoái kinh tế thế giới

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund, IMF) vào tháng 10 đã cắt giảm dự báo GDP toàn cầu cho năm 2023 xuống còn 2,7%, giảm 0,5% so với GDP dự báo cho năm 2022. Hơn một 1/3 nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp. Và 3 nền kinh tế lớn của thế giới là Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc được dự báo tiếp tục chậm lại.

 

Trong vài tháng gần đây, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu làm giảm sức tiêu thụ và nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu, các nhà máy tại Việt Nam, đặc biệt là các ngành may mặc, dệt may, sản xuất giày dép đang phải đối mặt với tình trạng sụt giảm đơn hàng từ nước ngoài. Các nhà sản xuất, nhà máy phải cho công nhân nghỉ Tết sớm hoặc sa thải hàng loạt công nhân.

Người lao động bị mất việc, ảnh hưởng đến “tâm trạng” nghỉ lễ

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ giữa năm đến nay có 41.500 công nhân bị cắt hợp đồng lao động. Ngoài ra, các vấn đề sản xuất đã ảnh hưởng đến 472.000 công nhân, có nghĩa là ít nhất 430.000 người có nguy cơ bị giảm giờ làm hoặc bị gián đoạn việc làm.

Nhiều công nhân bị sa thải chọn trở về quê sớm hơn để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Điều này hàm ý 2 điều: người tiêu dùng thuộc tầng lớp lao động sẽ tìm cách để tiêu xài sau Tết, và sẽ có sự chuyển hướng mua hàng FMCG từ thành thị về nông thôn.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ giữa năm đến nay có 41.500 công nhân bị cắt hợp đồng lao động. Ngoài ra, các vấn đề sản xuất đã ảnh hưởng đến 472.000 công nhân, có nghĩa là ít nhất 430.000 người có nguy cơ bị giảm giờ làm hoặc bị gián đoạn việc làm. Ảnh minh họa: Quý Hòa.
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ giữa năm đến nay có 41.500 công nhân bị cắt hợp đồng lao động. Ngoài ra, các vấn đề sản xuất đã ảnh hưởng đến 472.000 công nhân, có nghĩa là ít nhất 430.000 người có nguy cơ bị giảm giờ làm hoặc bị gián đoạn việc làm. Ảnh minh họa: Quý Hòa.

Biến động giá dầu

Bị ảnh hưởng bởi tình hình chính trị toàn cầu và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, người tiêu dùng Việt Nam lo ngại về sự biến động của giá dầu, đã nhảy vào top 2 mối quan tâm lớn nhất tại 4 thành phố lớn kể từ quý I/2022. Giá xăng tăng cao làm tăng chi phí nguyên vật liệu, khiến các dịch vụ, phí, lệ phí tăng lên. Điều đó có nghĩa là các gia đình phải đánh giá lại ngân sách của họ và cắt giảm chi tiêu tùy ý, điều này có thể gây ra vấn đề ngay khi mùa mua sắm cuối năm đang diễn ra.

Có thể bạn quan tâm 

Giảm lượng khí thải carbon nhờ proptech

Nguồn Theo Kantar Worldpanel


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới