Chứng khoán phái sinh tại Việt Nam 10 năm vẫn còn sơ khai
Phát biểu tại hội thảo “Tương lai của thị trường tài chính: Sản phẩm phái sinh?” diễn ra hôm nay, 17/6, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam bắt đầu ra đời từ đầu những năm 2000.
Ngân hàng thương mại (NHTM) tiên phong trong thị trường này tại Việt Nam là BIDV. Bắt đầu kinh doanh sản phẩn phái sinh từ năm 2003, BIDV phát triển công cụ phái sinh có gốc từ tỷ giá, dưới dạng hợp đồng kỳ hạn (forward) và hợp đồng hoán đổi (swap) là chủ yếu.
Cho đến nay, đã 3 công cụ phái sinh chính, bao gồm: phái sinh tiền tệ, lãi suất, hàng hóa và một công cụ mới - sản phẩm cơ cấu (structure product).
Hầu hết các sản phẩm phái sinh được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC), do chưa có một thị trường giao dịch tập trung. Có nghĩa, hiện nay các tổ chức tín dụng cung cấp và khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu tự tìm đến với nhau.Đối tượng tham gia chủ yếu là NHTM nước ngoài và nội địa lớn, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN), hoat động kinh doanh chứng khoán phái sinh dường như rất hạn chế, thâm chí không hề tham gia.
Nguyên nhân chính đến từ tư duy e ngại rủi ro và coi rủi ro thị trường là yếu tố "bất khả kháng". Thêm vào đó, nếu có gặp rủi ro thì đã có chính phủ đứng sau bù đắp khoản lỗ. Như vậy, sự thờ ơ của khối DNNN đổi với thị trường phái sinh cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, khối doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt các công ty xuất nhập khẩu đang ngày càng có nhiều nhu cầu sử dụng công cụ mới nhằm phòng ngừa rủi ro, biến động giá hàng hóa, tỷ giá, lãi suất.
Tại sao phải phát triển thị trường sản phẩm phái sinh
Thị trường phái sinh không những cung cấp cho doanh nghiệp thêm một phương tiện đắc lực để hiện thực những dự báo và thực thi chiến lược sản xuất kinh doanh đi trước, đón đầu.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, thông qua việc làm giảm rủi ro tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa và chi phí tài chính.
Đỗ Ngọc Quỳnh nhân định: "Thương trường là chiến trường, doanh nghiệp là chiến sĩ, sản phẩm, giải pháp tài chính là vũ khí. Phái sinh là sẽ một trong những thứ vũ khí của doanh nghiệp".
Dĩ nhiên, tất cả các doanh nghiệp đều có nhu cầu phòng vệ rủi ro, nhưng lĩnh vực xuất khẩu là ví dụ điển hình nhất cho sự cần thiết phát triển thị trương phái sinh tại Việt Nam.
sản phẩm phái sinh mang lại nhiều lợi ích, giúp đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động.
Mặt khác, ngoài mục đích phục vụ khách hàng thì bản thân các ngân hàng cũng cần quản trị rủi ro của chính mình.
việc đa dạng hóa công cụ phái sinh mang lại lực hút mạnh đối với doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Chiều sâu của thị trường tài chính được củng cố, do cả sản phẩm, quy mô, kỳ hạn, thành phần tham gia thị trường đều tăng lên đáng kể.
Đặc biệt, tốc độ luân chuyển nguồn lực (vốn, tài sản) trong thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung được thúc đẩy đáng kể.
Nguồn Dân Việt
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư