Hủy

Hàn Quốc cùng Nhật Bản thực hiện cam kết trung hòa carbon vào năm 2050

Phùng Mỹ Thứ Năm | 29/10/2020 07:56

Tổng thống Moon đã công bố gói đầu tư công nghệ xanh và kỹ thuật số gần 70 tỉ USD như một phần của kế hoạch phục hồi COVID-19 nhằm tạo ra 660.000 việc làm mới vào năm 2025. Ảnh: Bloomberg

Tổng thống Moon Jae-in tuyên bố cam kết không phát thải ròng vào giữa thế kỷ.
 

Ba nền kinh tế lớn nhất ở Đông Á hiện có cam kết rõ ràng về không phát thải ròng trước hoặc gần giữa thế kỷ. Đây là một tín hiệu thị trường mạnh mẽ sẽ giúp khuyến khích các quốc gia châu Á khác làm theo và gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các đối tác thương mại sử dụng nhiều carbon.

Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch bổ sung thêm 116.000 xe điện và ô tô chạy bằng hydro trong năm tới.

Theo Nikkei Asian Review, tuân thủ các cam kết toàn cầu gần đây về giải quyết biến đổi khí hậu, Hàn Quốc đã cùng với Nhật Bản cam kết đưa quốc gia này trở thành trung hòa carbon vào năm 2050,

Ngày 28.10, Tổng thống Moon Jae-in cho biết: nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á đã đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 trong 30 năm tới.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại Quốc hội ở Seoul. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại Quốc hội ở Seoul. Ảnh: Reuters.

Phát biểu trước Quốc Hội Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-in tuyên bố: “Chính phủ đã thúc đẩy chính sách mạnh mẽ để chuyển các nguồn năng lượng, nhưng chúng ta vẫn cần cải thiện nhiều thứ. Chúng ta sẽ tiến tới trung hòa carbon vào năm 2050, hành động về biến đổi khí hậu. Chúng ta sẽ thay thế điện than bằng năng lượng tái tạo, tạo ra thị trường và ngành công nghiệp mới cũng như việc làm”.

Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã cam kết nước Nhật đạt được mục tiêu không phát thải khí nhà kính và một xã hội không carbon vào năm 2050, với
Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã cam kết nước Nhật đạt được mục tiêu không phát thải khí nhà kính và một xã hội không carbon vào năm 2050, với "sự thay đổi cơ bản" trong chính sách sử dụng than. Ảnh: AP.

Thông báo của Tổng thống Hàn Quốc được đưa ra sau khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố, Nhật sẽ phấn đấu trở thành một xã hội trung tính carbon, không phát thải ròng vào năm 2050.

Cho đến nay, Trung Quốc là nước thải ra khí nhà kính lớn nhất thế giới. Tháng trước, nước này đã cam kết đạt mức độ trung hòa carbon vào năm 2060. Chủ tịch Tập Cận Bình trong một bài phát biểu trước Liên Hợp Quốc cho biết: Trung Quốc sẽ áp dụng "các chính sách và biện pháp mạnh mẽ hơn" để giảm lượng khí thải carbon dioxide trước năm 2030.

Các nhà đầu tư toàn cầu và Liên hợp quốc hoan nghênh tuyên bố của ông Moon, đồng thời kêu gọi Seoul thực hiện lời hứa bằng cách thực hiện các chính sách cụ thể.

"Ba nền kinh tế lớn nhất ở Đông Á hiện có cam kết rõ ràng về không phát thải ròng trước hoặc gần giữa thế kỷ. Đây là một tín hiệu thị trường mạnh mẽ sẽ giúp khuyến khích các quốc gia châu Á khác làm theo và gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các đối tác thương mại sử dụng nhiều carbon”, Giám đốc điều hành Rebecca Mikula-Wright tại Asia Investor Group về Biến đổi khí hậu cho biết.

Phát ngôn viên Stephane Dujarric của Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết: tổ chức này mong đợi các biện pháp chính sách cụ thể sẽ được đề xuất và thực hiện để đạt mục tiêu này.

Hàn Quốc sẽ đầu tư 8.000 tỉ won (7,1 tỉ USD) vào các dự án "thỏa thuận mới xanh", thiết lập các trạm sạc cho xe điện và hydro. Chính phủ nước này có kế hoạch bổ sung thêm 116.000 xe điện và ô tô chạy bằng hydro trong năm tới.

Hàn Quốc cũng tìm cách thành lập một ủy ban để giám sát chiến lược khử cacbon của quốc gia trong 3 thập kỷ tới, cũng như kêu gọi mục tiêu giảm phát thải năm 2030 đầy tham vọng hơn, cùng với việc tập trung nhiều hơn vào việc tăng cường đa dạng sinh học và bảo vệ thiên nhiên.

Tuy nhiên, vào tháng 7, Tổng thống Moon đã công bố gói đầu tư công nghệ xanh và kỹ thuật số gần 70 tỉ USD như một phần của kế hoạch phục hồi COVID-19 nhằm tạo ra 660.000 việc làm mới vào năm 2025.

Đến năm 2030, quốc gia phụ thuộc nhiều vào than đang đặt mục tiêu năng lượng tái tạo chiếm 20% tổng năng lượng của mình, với dự kiến ​​tăng công suất điện sạch để thay thế các nhà máy than sắp đóng cửa. 

Thông báo của Tổng thống Moon diễn ra sau một làn sóng từ bỏ than đá của các tổ chức Hàn Quốc. Trong tháng qua, KB Financial Group, Samsung C&T và Kepco đã thông báo rút khỏi các dự án nhiệt điện than. Samsung C&T và Kepco đã chịu áp lực từ các nhà đầu tư toàn cầu về việc ngừng tham gia vào các dự án điện than trong và ngoài nước.

Hồi đầu tháng 9, ông Moon đã thông báo 10 nhà máy than hiện có ở nước này sẽ đóng cửa vào cuối năm 2022, tiếp theo là 30 nhà máy khác đóng cửa vào năm 2034.

Tiến sĩ John Murton, Đặc phái viên COP26 của chính phủ Vương quốc Anh, hoan nghênh nghị quyết khẩn cấp về khí hậu của Quốc hội Hàn Quốc vào, kêu gọi chính phủ nước này đặt mục tiêu 0 carbon năm 2050, đưa ra kế hoạch khí hậu Paris đầy tham vọng hơn và ngừng cấp vốn cho than hải ngoại.

Có thể bạn quan tâm:

Nhật Bản cam kết giảm phát thải ròng xuống mức 0 vào năm 2050


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới