Hủy
Tài Chính

Báo Tuổi Trẻ bán toàn bộ vốn ở một công ty bất động sản

Vũ Hoài Thứ Sáu | 20/12/2019 15:06

Ảnh: CTCP Thế Kỷ 21.

Báo Tuổi Trẻ vừa có thông báo gửi HNX về việc không còn là cổ đông lớn của CTCP Thế Kỷ 21 (UPCoM: C21) kể từ ngày 12/12...
 

Trước đó, Báo Tuổi Trẻ nắm giữ 5,28% vốn cổ phần tại Thế Kỷ 21, tương đương với hơn 922.000 cổ phiếu C21. Sau khi thực hiện giao dịch, tỷ lệ này là 0%, đồng nghĩa với việc Báo Tuổi Trẻ không còn là cổ đông của Thế Kỷ 21. 

Ngoài Báo Tuổi Trẻ, nhóm cổ đông liên quan đến Chủ tịch HĐQT, ông Trần Công Tuấn, cũng bán ra cổ phần. Cụ thể, Chủ tịch Trần Công Tuấn đăng ký bán toàn bộ 737.348 cổ phiếu (4,22%) trong thời gian 24/12/2019-20/01/2020 để giải quyết việc cá nhân.

Các cổ đông lớn của C21.
Các cổ đông lớn của C21. Nguồn: C21.

Hai người con của ông Tuấn là Trần Phạm Xuân Đào và Trần Phạm Thu Trúc cũng đăng ký bán toàn bộ số cổ phiếu C21 với số lượng lần lượt là 75.586 cổ phiếu 174.718 cổ phiếu. Cả hai giao dịch đều dự kiến diễn ra trong thời gian 20/12/2019-17/01/2020.

Trên thị trường, cổ phiếu C21 có khối lượng giao dịch khá khiêm tốn, chỉ đạt bình quân hơn 5.000 cổ phiếu/phiên trong 1 năm qua. Tuy nhiên, trong 3 phiên từ 11-13/12/2019, cổ phiếu C21 được giao dịch thỏa thuận với khối lượng lớn. Đặc biệt là phiên giao dịch 12/12 với hơn 1,2 triệu cổ phiếu C21 được thỏa thuận quanh mức giá 26.000 đồng/cổ phiếu.

Theo số liệu trên Báo cáo thường niên 2018, Thế Kỷ 21 có 4 cổ đông lớn, nắm giữ trên 5% vốn cổ phần. 

CTCP Thế Kỷ 21 có tiền thân là Công ty TNHH Tuổi Trẻ, được thành lập năm 1994 với một 120 thành viên gồm cơ quan Báo Tuổi Trẻ, phóng viên, nhân viên Báo Tuổi Trẻ và một số cộng tác viên, chuyên viên của Báo. Hoạt động trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh doanh và dịch vụ bất động sản. 

Về kết quả kinh doanh, trong giai đoạn 2015-2018, Công ty báo lãi hàng hơn 57 tỷ đồng mỗi năm.

Nguồn: NCĐT tổng hợp.
Nguồn: NCĐT tổng hợp.

Doanh thu thuần năm 2018 đạt 358,7 tỷ đồng, giảm 17,3% so với thực hiện năm 2017. Mức giảm này là do doanh thu từ dự án bán nhà Camellia giảm do khó khăn trong việc chờ Sở Tài Chính phê duyệt để xác định nghĩa vụ tài chính và giải quyết các vấn đề với dân cư về cơ sở hạ tầng của dự án. Ngoài ra, doanh thu từ việc tắm khoáng và tắm bùn bị giảm do số lượng khách quốc tế (cụ thể là Trung Quốc và Nga) của dự án Tháp Bà có dấu hiệu sụt giảm mạnh 36,4%.

Cơ cấu lợi nhuận năm 2018 có sự biến động, tuy nhiên lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao nhất vẫn là mảng kinh doanh bất động sản chiếm 62,7% cơ cấu lợi nhuận năm 2018. Tổng kết năm 2018, Công ty lãi ròng hơn 78,6 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước  nhờ vào khoản lợi nhuận đột biến từ chuyển nhượng đất Phú Quốc.

►Giải mã hiện tượng cổ phiếu penny dậy sóng

►Bất ngờ một công ty mua cổ phiếu quỹ với giá gấp 40 lần thị giá để làm lợi cho cổ đông


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới