Vì sao VN-Index chưa thể bứt phá?
Ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế Vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV). Ảnh: TL.
NCĐT vừa có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế Vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) để lý giải về những “nghịch lý” ở thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài khoản “lên đỉnh”, thanh khoản “dò đáy”
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mở mới hơn 1,5 triệu tài khoản chứng khoán, riêng trong quý III/2024, đã có hơn 818.867 tài khoản chứng khoán được mở mới. Dẫu vậy, thanh khoản trên thị trường không mấy sôi động mà có phần trầm lắng, nhiều phiên chỉ giao dịch hơn 10.000 tỉ đồng.
Lý giải về điều này, ông Đức Anh cho rằng trên thị trường chứng khoán hiện nay, mức độ cạnh tranh của các công ty chứng khoán rất cao. Bản thân các công ty chứng khoán cũng có rất nhiều chương trình liên kết với ngân hàng, với các trường đại học hoặc các công ty về tài chính để đưa ra các chương trình ưu đãi trong việc mở tài khoản mới. Các chương trình khuyến mãi này cũng nhằm gia tăng tính cạnh tranh của các công ty chứng khoán, và từ đó vô hình chung lại khiến lượng tài khoản chứng khoán mở mới tăng mạnh.
Tuy nhiên, tỉ lệ giao dịch ở lượng tài khoản mở mới đấy có thể nói là rất là thấp và cũng một phần là do diễn biến thị trường khá trầm lắng trong khoảng thời gian gần đây, nhưng chủ yếu là do động lực mở mới tài khoản của các nhà đầu tư hiện nay chủ yếu đến từ các chương trình ưu đãi của các công ty chứng khoán.
Bên cạnh số lượng tài khoản chứng khoán tăng mạnh, lượng margin trên thị trường cũng lên cao kỷ lục nhưng cũng không góp phần làm thị trường trở nên sôi động hơn.
Dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ (margin) đạt hơn 228.000 tỉ đồng tại thời điểm 30/9/2024, tăng 4% so với cuối quý II, là mức cao nhất trong 4 năm qua, trong khi thanh khoản trên thị trường lại có phần mất hút.
Theo ông Đức Anh, với mặt bằng lãi suất thấp như hiện nay thì lãi suất cho vay margin từ phía các công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư cũng ở mức tương đối hấp dẫn, từ đó làm gia tăng nhu cầu sử dụng đòn bẩy của các nhà đầu tư. Mặc dù vậy, với diễn biến không có mấy khả quan của thị trường chứng khoán trong khoảng 3 tháng trở lại đây hay là nhìn xa hơn là diễn biến gần như đi ngang của thị trường đã khiến hoạt động trading của các nhà đầu tư thì gần như bị đóng băng.
Bản thân các nhà đầu tư vẫn duy trì một vị thế cổ phiếu trong danh mục của mình. Nhưng mà việc mua đi bán lại của nhà đầu tư lại không thật sự sôi động do diễn biến của thị trường trầm lắng, từ đó làm giảm giá trị giao dịch trên thị trường. Ngoài ra, lượng margin tăng cao có phần đóng góp lớn từ các thương vụ cho vay cầm cố cổ phiếu của doanh nghiệp và lãnh đạo doanh nghiệp.
Vì sao VN-Index vẫn chưa vượt 1.300 điểm
Từ đầu năm 2024 đến nay, nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới đã “đua nhau” vượt đỉnh, trong đó nổi bật là thị trường chứng khoán Mỹ. Vậy điều gì đã khiến VN-Index mãi vẫn dao động dưới mốc 1.300 điểm?
Trả lời câu hỏi này, ông Đức Anh cho rằng có một điểm khác biệt giữa những thị trường đã vượt đỉnh, đặc biệt là thị trường chứng khoán Mỹ, đó là động lực tăng trưởng của thị trường này đến từ nhóm cổ phiếu công nghệ, đặc biệt là nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ làn sóng A.I. Trong khi đó ở thị trường chứng khoán Việt Nam, FPT gần như là cổ phiếu duy nhất trong mảng này và cổ phiếu cũng đang giao dịch quanh mức đỉnh lịch sử.
Xét về nội tại doanh nghiệp, FPT không thực sự là một doanh nghiệp phát triển mạnh mảng A.I. Việc thiếu vắng các cơ hội đầu tư ở nhóm cổ phiếu công nghệ, trong khi các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn tập trung ở hai mảng ngân hàng và bất động sản, hai mảng có thể nói là tương đối là già cỗi và không phù hợp với khẩu vị nhà đầu tư toàn cầu thời điểm hiện tại. Vì lẽ đó, nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục bán ròng ở thị trường Việt Nam trong thời gian qua, với giá trị bán ròng lũy kế khoảng 2,5 tỉ USD.
Xét về nội tại, những câu chuyện liên quan đến tăng trưởng kinh tế hay là mặt bằng lãi suất đều đang hỗ trợ cho xu hướng chung của thị trường. Khối ngoại bán ròng mạnh trong khi nhà đầu tư trong nước lại “không mặn mà” dẫn đến dòng tiền bị thiếu hụt là những yếu tố chủ chốt khiến VN-Index chưa thể bứt phá được ngưỡng 1.300 điểm.
Có thể bạn quan tâm
Tăng trưởng GDP Việt Nam đang có sự chuyển dịch về cơ cấu bên ngoài và nội tại
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Bà Hồ Thúy Ái, CTCP Quản lý Quỹ Phú Hưng
-
Ông Chen Chia Ken, Chứng khoán Phú Hưng
Năm 2025 sẽ là một năm bước ngoặt của thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Ông Michael Kokalari, CFA, VinaCapital
Ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ không gây tác động lớn đến kinh tế Việt ...
-
Ông Winston Lu, Tổng Giám đốc, PHFM
Cần xem xét lợi nhuận của thị trường chứng khoán theo góc nhìn dài hạn ...
-
Ông Michael Kokalari, CFA, VinaCapital
Tăng trưởng GDP Việt Nam đang có sự chuyển dịch về cơ cấu bên ngoài và nội ...
-
Ông Cao Việt Hùng, CFA, ACBS
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Thanh Hằng