Hủy
Thế giới

Các công ty nhỏ của Mỹ muốn dừng sản xuất ở Trung Quốc

Thứ Sáu | 22/06/2012 08:06

Chi phí lao động, thời gian và rắc rối phát sinh là những lý do khiến các công ty nhỏ của Mỹ ở Trung Quốc cân nhắc dời sản xuất về Mỹ.
 

Khi chi phí ở Trung Quốc tăng lên cùng với việc xem xét những thách thức sử dụng các nhà máy cách xa 12.000 dặm và lệch 12 múi giờ, nhiều công ty nhỏ của Mỹ đang lên kế hoạch hoặc cân nhắc dời sản xuất về Mỹ. Việc sản xuất của Mỹ "ngày càng cạnh tranh", Harry Moser, người sáng lập Reshoring Initiative, nhóm các công ty và hiệp hội thương mại cố gắng mang công ăn việc làm của các nhà máy quay trở lại Mỹ cho biết.

Cuộc thăm dò của Bloomberg đối với 259 nhà sản xuất theo hợp đồng (sản xuất hàng hóa cho các công ty khác) của Mỹ trong tháng 4 cho thấy 40% thu được lợi nhuận từ các công đoạn làm ở nước ngoài trước đây. Khảo sát của MFG.com, trang web giúp các công ty tìm kiếm các nhà sản xuất cũng cho thấy gần 80% công ty được hỏi lạc quan về doanh thu và lợi nhuận trong năm 2012.

Năm 2009, khi Sonja Zozula và Jerry Anderson thành lập LightSaver Technologies Inc- công ty sản xuất đèn chiếu sáng khẩn cấp, sau 2 năm gia công tại các nhà máy ở Trung Quốc, họ quyết định chuyển về Carlsbad, California.

Đối với LightSaver, quyết định rất đơn giản. Không phải những người sáng lập đã từng đến Trung Quốc hay việc giao tiếp với các nhà sản xuất gặp khó khăn, mà do các thành phần được vận chuyển từ Mỹ đôi khi bị hải quan giữ lại hàng tuần. Và những nhà sản xuất phải mất hàng giờ giải thích qua điện thoại.

"Nếu gặp vấn đề trong sản xuất, ở Mỹ chúng ta có thể xuống tận nhà máy, còn ở Trung Quốc, điều đó là không thể", Anderson cho biết. Ông cũng nói thêm rằng việc sản xuất ở Mỹ sẽ tiết kiệm hơn từ 2 đến 5% so với vấn đề thời gian và những rắc rối phát sinh từ việc gia công phần mềm sản xuất ở nước ngoài.

Các nhà sản xuất nhỏ cũng được thuyết phục để sản xuất trong nước. Khoảng 6 công ty như Minneapolis, Ecodev LLC đã chấp nhận sản xuất ở Mỹ và 6 công ty khác cũng đang xem xét động thái tương tự.

Tập đoàn Unilife với ý tưởng ban đầu là thực hiện việc sản xuất ở Trung Quốc, nhưng sau nhiều năm nhận thấy trục trặc kỹ thuật lên tới 30%, tập đoàn này đã quyết định chuyển đến Port Jefferson, New York.

Trong khi hàng hóa cho người tiêu dùng Mỹ hiện nay ít được thực hiện tại Trung Quốc, sản xuất ở nước này vẫn có ý nghĩa đối với các công ty có mục tiêu nhắm vào thị trường nước ngoài. "Những gì chúng ta đang nhận thấy là khu vực hóa, tức là mua các công cụ từ các nhà sản xuất trong khu vực và bán ra", ông Michael Degen, Giám đốc điều hành Nortech Systems Inc (NSYS),  nhà sản xuất hợp đồng có trụ sở tại Wayzata, Minnesota, có 8 nhà máy ở Mỹ và 1 ở Mexico cho biết.

Nguồn Bloomberg/DVT


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới