Giá phân bón tăng cao báo hiệu lạm phát thực phẩm trầm trọng
Ảnh: AP
Giá phân bón tiếp tục tăng do sự gián đoạn nguồn cung từ Nga, khiến các chính phủ gặp khó khăn trong việc đảm bảo các chất dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng, làm tăng thêm lo ngại rằng lạm phát lương thực toàn cầu sẽ tăng kỷ lục.
Chỉ số Green Markets North American Fertilizer đã tăng 16% vào ngày 11/03, lên mức cao mới. Giá urê dinh dưỡng được sử dụng rộng rãi ở New Orleans đã tăng 22%, cũng đạt mức kỷ lục. Và chỉ số kali ở Brazil đã tăng vọt 34%.
Nga là một nước xuất khẩu lớn có chi phí thấp đối với mọi loại chất dinh dưỡng chính cho cây trồng. Nga kêu gọi các nhà sản xuất phân bón trong nước giảm xuất khẩu vào đầu tháng này, làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt. Chiến tranh cũng đang đẩy giá khí đốt tự nhiên, nguyên liệu đầu vào chính của hầu hết các loại phân đạm, buộc một số nhà sản xuất ở châu Âu phải cắt giảm sản lượng.
Đồng thời, giá các loại cây trồng chủ lực như lúa mì và ngô đang tăng vọt, vì chiến tranh diễn ra tại một trong những vùng trồng lúa mì trên thế giới, có nguy cơ đẩy hàng triệu người vào cảnh đói ăn.
Một công nhân thu thập bánh mì dẹt 'baladi' truyền thống của Ai Cập, tại một tiệm bánh, ở Cairo, Ai Cập. Chính phủ Ukraine đã cấm xuất khẩu lúa mì, yến mạch và các mặt hàng lương thực khác vào ngady 09/03, khi các nhà chức trách cố gắng đảm bảo rằng họ có thể cung cấp thức ăn cho người dân trong khi cuộc tấn công của Nga ngày càng leo thang. Ảnh: AP. |
Các quốc gia thường nhập khẩu từ Nga đang nỗ lực để đảm bảo nguồn cung. Brazil, nhà nhập khẩu phân bón hàng đầu, sẽ đề xuất loại trừ các chất dinh dưỡng cây trồng khỏi các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga trong cuộc họp tại Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) vào tuần tới. Kế hoạch có sự hỗ trợ từ Argentina và các nước Nam Mỹ khác.
Brazil muốn đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, bà Tereza Cristina, Bộ trưởng Nông nghiệp nước này, cho biết hôm 11/03 tại một sự kiện. Bà sẽ gặp Tổng giám đốc FAO, ông Qu Dongyu, vào ngày 16/3.
Brazil, một siêu cường nông nghiệp dẫn đầu xuất khẩu đậu nành, cà phê và đường, phụ thuộc vào nhập khẩu phân bón để sản xuất thực phẩm. Quốc gia này hiện nhập khẩu 85% lượng phân bón tiêu thụ, với Nga là nhà cung cấp chính. Đối với nitơ và kali, sự phụ thuộc vào nhập khẩu vượt quá 90%.
Chính phủ hiện đang giải quyết vấn đề. Hôm 11/03, họ đã đưa ra một kế hoạch quốc gia nhằm giảm lượng phân bón nhập khẩu, sử dụng vào năm 2050, xuống 45%. Kế hoạch, được thiết kế trong hơn một năm, bao gồm các biện pháp khuyến khích sản xuất địa phương như tăng cung cấp hạn mức tín dụng, thay đổi chính sách thuế và cải tiến hậu cần. Nhưng đó đều là những biện pháp lâu dài giúp giảm bớt tình trạng thiếu phân bón do chiến tranh gây ra. Về ngắn hạn, Bộ trưởng đang tăng cường “ngoại giao phân bón”.
Bà Cristina đã đến Canada vào ngày 12/3 với nỗ lực đảm bảo nguồn cung kali, và gần đây đã đến thăm Iran. Hôm 10/03, bà đã gặp các đại sứ từ các quốc gia Ả Rập nhằm cải thiện nguồn cung phân bón cho Brazil.
Bà Cristina đã đến Canada vào ngày 12/3 đến Canada để đàm phán mua phân bón. |
Ông Luigi Bezzon, nhà phân tích của StoneX ở Campinas, Brazil, cho biết: “Ngoại giao với các nước sản xuất có thể làm tăng nhập khẩu một chút, nhưng nó sẽ không bù đắp được nguồn nhập khẩu từ Nga, vì toàn bộ thị trường đang bị thắt chặt”.
Giá cả tăng đang làm dấy lên lo ngại rằng một số công ty kinh doanh phân bón và các nguyên liệu đầu vào cho cây trồng khác có thể tận dụng lợi thế của việc ép giá. Hôm 11/03, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thông báo họ đang tìm kiếm thông tin về sự cạnh tranh trên thị trường phân bón, hạt giống, đầu vào trang trại và thị trường bán buôn và bán lẻ thực phẩm, như một phần của cuộc điều tra công khai về mức độ tập trung trong các ngành công nghiệp này.
Có thể bạn quan tâm:
Nga dự định thu giữ tài sản của các công ty phương Tây đã rút khỏi nước này
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Hải Miên
-
Trọng Hoàng
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Thái Huệ