Hủy
Thế giới

Mô hình kinh tế vĩ mô chuẩn mực không còn chính xác?

Thứ Hai | 21/01/2013 12:04

Mô hình kinh tế vĩ mô mới nên bao gồm cả ngân hàng.
 

Đôi khi người ta đánh giá cao những mô hình mà các nhà khoa học sử dụng để giải thích cách vận hành của nền kinh tế … Tuy nhiên Đại suy thoái những năm 1930 và giai đoạn suy thoái 1970 lại khiến người ta phải suy nghĩ lại. Khủng hoảng tài chính đã làm dấy lên đòi hỏi một mô hình kinh tế toàn cầu mới.

Cuộc khủng hoảng cho thấy các mô hình kinh tế vĩ mô chuẩn mực mà các ngân hàng trung ương và giới làm chính sách sử dụng hay còn được gọi là Cân bằng Động học Ngẩu nhiên Tổng quát - DSGE (Dynamic Stochastic General Equilibrium Model không còn phản ánh chính xác hệ thống tài chính cũng như không cho phép quan sát chuyển động ở thế giới thực. Giới học thuật đang ra sức để khắc phục những sai sót này.

Nhiệm vụ đầu tiên của họ là đặt các ngân hàng vào trong những mô hình đó. Mô hình vĩ mô ngày nay bao gồm một số lượng nhỏ các thành phần như hộ gia đình, định chế phi tài chính, chính phủ nhưng lại không có ngân hàng.

Sở dĩ ngân hàng không được đưa vào mô hình này là bởi các chuyên gia kinh tế vĩ mô cho rằng chúng thực sự là một bức màn giản đơn giữa người gửi tiền và người vay tiền hơn là các doanh nghiệp có thể sinh lời và có thể tác động đến nền kinh tế. Quan niệm này đến nay đã thay đổi. Ví dụ, giáo sư thuộc đại học Princeton, Hyun Song Shin, chỉ ra, mô hình rủi ro nội bộ của các ngân hàng khiến họ gánh càng nhiều rủi ro khi giá tài sản tăng. John Geanakoplos, giáo sư đại học Yale từ lâu đã cho rằng, những thay đổi nhỏ trong sự sẵn sàng cho vay của các ngân hàng có thể ảnh hưởng lớn đến giá tài sản. Những điều khoản cho vay dễ dãi cho phép nhà đầu cơ ít vốn có thể đội giá tài sản lên trên giá thị trường. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng trở nên bảo thủ hơn, những “khách hàng” này sẽ buộc rút khỏi thị trường và khiến giá tài sản giảm mạnh.

sfsdfdsf

Phản ảnh thực tế lĩnh vực tài chính sẽ giúp giải quyết các vấn đề lớn khác bằng mô hình kinh tế vĩ mô ổn định. Đặc điểm này có thể xem là hữu ích khi nghiên cứu một nền kinh tế phản ứng thế nào đối với những hiện tượng như tăng giá xăng dầu, nhưng nó lại làm hạn chế nhận thức của chuyên gia kinh tế về nguyên nhân tại sao các nền kinh tế tăng trưởng hay suy giảm khi không có các cú sốc từ bên ngoài.

Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới rất quan tâm đến các ý tưởng mới này mặc dù chuyên gia kinh tế của họ không muốn từ bỏ mô hình tiêu chuẩn cũ.

Tuy nhiên, nếu có một ngân hàng trung ương nào áp dụng mô hình mới thì đó ắt hẳn là Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) do ngân hàng này có phương thức “hai trụ cột” trong việc đánh giá rủi ro ổn định giá.

ECB chú ý nhiều đến phân tích tiền tệ bao gồm những vấn đề như hoạt động cho vay, in tiền cũng như các phân tích kinh tế với các vấn đề như lạm phát, thất nghiệp.

Cải tiến mô hình DSGE rõ ràng là cách để vận dụng các bài học rút ra từ khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, hiện cũng tồn tại các mô hình khác như mô hình dựa trên tác nhân kinh tế mô tả các giao dịch có thể xảy ra ở một nền kinh tế thực.

Những mô hình này phổ biến với hàng triệu tác nhân vốn có thể dần dần thay đổi nền kinh tế khi chúng tương tác với nhau.

Ý tưởng này ra đời những năm 1990 khi một nghiên cứu sinh muốn nghiên cứu về hành vi của bầy kiến và bầy chim. Tuy nhiên ý tưởng để từ đó xây dựng nên mô hình cho toàn bộ nền kinh tế không thành hiện thực cho tới khi gần sau một loạt phép tính toán cần thiết.

Mô hình dựa trên tác nhân kinh tế cho phép các chuyên gia nghiên cứu khủng hoảng và bong bóng thị trường xảy ra như thế nào. Ví dụ, hoạt động cho vay ngân hàng tăng nghĩa là chi tiêu nhiều hơn do đó với các khoản đầu tư hiện tại sẽ cho lợi nhuận thu về cao hơn và quay trở lại khuyến khích tăng trưởng tín dụng.

Tuy nhiên, nếu tín dụng tăng trưởng quá mức sẽ buộc ngân hàng trung ương nâng lãi suất nếu lạm phát bắt đầu tăng. Chi phí cho vay tăng có thể dẫn đến làn sóng vỡ nợ và thậm chí một cuộc khủng hoảng nếu vay nợ tràn lan.

Dự án EURACE, một ý tưởng của nhóm tổ chức nghiên cứu châu Âu đã đưa ra một mô hình vĩ mô dựa trên các tác nhân kinh tế châu Âu. Các học giả sử dụng mô hình này từ tự do hóa thị trường lao động đến tác động của nới lỏng định lượng.

Nguồn Economist/Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới