Hủy
Thế giới

Số người Nhật sống dưới chuẩn nghèo ngày càng tăng

Thứ Tư | 15/08/2012 13:11

Trong tháng 7, kỷ lục 2,1 triệu người Nhật đang phải nhận trợ cấp cùng hỗ trợ tài chính, theo số liệu Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản.
 

16% người Nhật hiện đang có thu nhập thấp hơn 1/2 thu nhập trung bình quốc gia, khiến Nhật thành nước mất cân bằng thu nhập thứ 6 thế giới, tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho biết. Đây có lẽ là hiện tượng mới của Nhật Bản, khi mới chỉ 10 năm trước đói nghèo không phải vấn đề Nhật Bản nhìn nhận. Trước đây, chính phủ Nhật Bản thậm chí không tổng hợp các số liệu về chênh lệch thu nhập.

Khi đó, đa phần dân số Nhật Bản thuộc tầng lớp trung lưu, bất bình đẳng thu nhập luôn thấp hơn các nước công nghiệp khác, và tuyển dụng gần như đầy đủ. Tuy nhiên giờ đây, những người bị đẩy xuống đáy nền kinh tế thứ 3 thế giới đang tăng lên, bị bỏ xa khỏi phần còn lại của xã hội.

Các công ty Nhật Bản ngày càng chuyển nhiều nhà máy ra nước ngoài, cũng như thâu tóm công ty nước ngoài khi gặp khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ châu Á có chi phí thấp hơn, cũng như tác động từ đồng yên mạnh.

Tất yếu, những người chịu thiệt hại nặng nề nhất là người lao động Nhật Bản trước đây được các nhà máy này tuyển dụng với mức lương tương đối, cũng như lương hưu và phúc lợi khác. Ngoài ra, các nỗ lực nhằm kiểm soát nợ quốc gia khổng lồ của Nhật Bản cũng khiến các dự án xây dựng và việc làm giảm bớt.

Thay đổi lớn nhất là tình trạng việc làm của người nghèo, mà đa phần là người lao động tạm thời vốn được tuyển dụng hay sa thải dễ dàng. Họ không có bảo đảm việc làm và tiền lương có xu hướng giảm, Toshio Ueki, phát ngôn của Đảng cộng sản Nhật Bản (JCP), đảng thuộc đại diện quốc hội hơn 60 năm qua cho biết.

Hiro 27 tuổi là một ví dụ cho tầng lớp nghèo của Nhật Bản. Không thể tốt nghiệp phổ thông tại đất nước đánh giá cao về học vấn, và có tới 92% dân số tốt nghiệp trung học. Cơ hội kiếm việc của Hiro thậm chí còn khó khăn hơn anh tưởng tượng.

Sau 4 năm làm việc ở công ty phụ tùng ô tô, 7 năm sau đó Hiro làm bất cứ nơi nào và thời gian nào có thể. Không thể tìm được công việc toàn thời gian, anh làm tại các nhà máy, các khu xây dựng, kiếm khoảng 160.000-180.000 yên (1.580-1980 USD) mỗi tháng.

Cuộc sống đắt đỏ ở Tokyo khiến Hiro nợ vài trăm nghìn yên (vài nghìn USD) nhưng không biết "làm thế nào và khi nào" có thể trả nợ. Khi công việc không còn, Hiro buộc phải đăng ký trợ cấp, một điều anh cảm thấy đáng xấu hổ.

Tuy nhiên, không chỉ những người dưới đáy xã hội bị ảnh hưởng bởi tình trạng nghèo khổ gia tăng cũng như tương lai bi qua của đất nước.

Kết quả khảo sát của Gallup ngày 25/7 đo lường mức độ lạc quan của 150 quốc gia cho thấy, Nhật Bản là nước bi quan thứ 5 sau Syria, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, với 30% dân số nghĩ rằng cuộc sống tương lai của mình tồi tệ hơn.

Mặc dù tỷ lệ tội phạm thấp, nhưng Nhật Bản có hơn 30.000 người tự tử mỗi năm, và càng nhiều người rơi vào trầm cảm. Giáo sư Iwata cho biết trình độ học vấn ở các trường đại học giảm, phần n ào do sinh viên không tìm thấy mục tiêu thêm chút nào nữa. Trật tự xã hội của nước này, vốn trở thành truyền thống của Nhật Bản, có thể bị đe dọa khi tình trạng nghèo gia tăng, và chênh lệch xã hội tiếp tục rộng ra, ông Iwata nhận định.

Nguồn alaskadispatch.com


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới