Toàn cầu hóa khiến thị trường lao động Mỹ suy yếu
Đây là một cách nhìn mới khi hàng thập kỷ, các nhà kinh tế phản đối việc thương mại là nguyên nhân lớn khiến việc làm mất mát và gây ra đình trệ trong thu nhập tầng lớp trung lưu Mỹ. Ví dụ gần đây nhất năm vào năm 2008, Robert Lawrence của Havard, một trong những chuyên gia giao dịch nổi tiếng, kết luận rằng thương mại chỉ tác động nhỏ tới mất cân bằng thu nhập cũng như phân phối các thị trường lao động ở Mỹ.
Thay vào đó, các nhà kinh tế lập luận rằng các nhân tố khác, đặc biệt các đổi mới công nghệ theo hướng ưu tiên lao động có tay nghề, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc khiến lương tầng lớp trung lưu không thay đổi.
Nhưng hiện tại các nhà kinh tế đang bắt đầu thay đổi quan niệm này của mình. Theo một khảo sát gần đây của The Times về nguyên nhân gây ra đình trệ thu nhập, nhiều nhà kinh tế đề cập đến toàn cầu hóa là một nguyên nhân hàng đầu.
Tác động của thương mại lên việc làm và thu nhập, trong những năm 1990 khá thấp, thì giờ có vẻ đang tăng hơn nhiều. Nhiều nghiên cứu đang chứng minh điều đó.
Trong một bài nghiên cứu tăng trưởng việc làm Mỹ từ năm 1990 tới 2008, nhà kinh tế đạt giải Nobel Michael Spence nhận ra các ngành mà thương mại toàn cầu đóng vai trò lớn như sản xuất không hề có tăng trưởng việc làm ròng. Hầu hết tăng trưởng việc làm ròng có được đến từ các ngành thương mại đóng vai trò thứ yếu. Lượng lao động chính phủ và trong ngành y tế, mà thương mại hầu như không có vai trò gì, chiếm tới hơn 40% lượng việc làm mới.
Trong khi đó, David Autor, David Dorn và Gordon Hanson nghiên cứu các khu vực trong nước Mỹ cạnh tranh trực tiếp nhất với Trung Quốc. Từ năm 1990 đến 2007, họ nhận ra các khu vực càng nhiều áp lực cạnh tranh với Trung Quốc thì càng có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn, tỷ lệ tham gia lao động và lương thấp hơn. Tác động này lớn dần theo thời gian.
Một số người phản đối rằng suy yếu trong việc làm chủ yếu từ ngành sản xuất, và do đó nhân tố tác động chủ yếu là từ thay đổi công nghệ. Trong những năm 1990, điều này có vẻ khá đúng đắn, nhưng thập kỷ qua thì câu chuyện đã khác.
Sản lượng sản xuất tại Mỹ không còn tăng nhanh như trước kia. Sản lượng sản xuất thực tế chỉ tăng 15% trong những năm 2000, so với tốc độ hơn 35% những năm 1970 và 1980 và hơn 50% những năm 1990. Đồng thời chỉ 1 lĩnh vực sản lượng sản xuất tăng trưởng đáng kể là máy tính và điện tử, trong khi 13/19 ngành sản xuất, sản lượng thực tế giảm trong thập kỷ qua.
Một trong các lý do tới giờ các tác động của thương mại tới việc làm và lương mới được đề cập nhiều hơn là chúng có thể vấp phải nhiều phản đối. Thực sự, thương mại mang lại nhiều lợi ích cho Mỹ khi mang lại cho người Mỹ các sản phẩm chất lượng tốt mà giá rẻ hơn, đồng thời giúp phát triển các nước nghèo, và củng cố các liên minh của Mỹ trên thế giới.
Đáng ra với tốc độ phát triển nhanh của tầng lớp trung lưu nước ngoài, nhiều người Mỹ phải có thêm cơ hội việc làm cũng như thu nhập, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Chấp nhận và nhìn vào bản chất vấn đề là cần thiết để có thể giải quyết gốc rễ những yếu kém trong sức cạnh tranh cũng như thị trường lao động của Mỹ.
Nguồn New York Times/Khampha
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư