Triều Tiên lần đầu thặng dư thương mại sau hơn 1 thập kỷ
Trong nghiên cứu mới nhất, hai chuyên gia về Triều Tiên tại Viện kinh tế quốc tế Peterson, Marcus Noland và Stephen Haggard, cho biết tài khoản vãng lai của Triều Tiên có dấu hiệu thặng dư trong năm 2011.
Theo 2 chuyên gia này, sự cải thiện đáng kể trong tài khoản vãng lai của Triều Tiên phần lớn dựa vào việc mở rộng quan hệ thương mại với đồng minh Trung Quốc. Nghiên cứu sơ bộ cũng chỉ ra rằng, thương mại Triều Tiên cũng thặng dư cả trong năm 2012.
Trong nghiên cứu của mình, 2 chuyên gia này cho biết Triều Tiên hầu như đều thâm hụt tài khoản vãng lai trong thập niên 1990, trước khi thặng dư khoảng 250 triệu USD trong năm 2011.
Trong khi đó, theo thống kê của Hàn Quốc, thương mại giữa Triều Tiên và Trung Quốc trong giai đoạn 2007-2011 đã tăng gấp 3 lần lên 5,6 tỷ USD.
2 chuyên gia Noland và Haggard cũng không loại trừ khả năng khả năng nguồn thặng dư thương mại mà Triều Tiên có được có thể là do nguồn tài trợ từ nước ngoài.
Phát hiện này của Noland và Haggard thực sự là một điều đáng ngạc nhiên bởi từ trước nay, đặc biệt là các nước phương Tây, bởi hầu hết đều cho rằng Triều Tiện hiện đang phải vật lộn để duy trì nền kinh tế mong manh và bị tàn phá bởi các lệnh trừng phạt, tình trạng quản lý yếu kém và lạm chi vào các hoạt động quân sự.
Mặc dù thừa nhận "không chắc chắn hoàn toàn" về những số liệu thu thập được về các khoản thanh toán quốc tế của Triều Tiên, 2 ông Noland và Haggard cảnh báo rằng kết luận của họ có thể là một "tin xấu" - cả với thế giới lẫn người Triều Tiên.
Ông Noland cho hay: "Đây là tin xấu với Triều Tiên bởi với tư cách là 1 nước nghèo, đáng lẽ họ phải bị thâm hụt tài khoản vãng lai, phải nhập khẩu vốn và phải mở rộng năng lực sản xuất để tăng trưởng kinh tế. Thay vào đó, họ lại trở thành nước xuất khẩu vốn, và càng tồi tệ hơn khi dòng vốn chủ yếu chảy ra nước ngoài thông qua những khoản chi tiêu quân sự hoang phí của chính phủ".
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh đây cũng không phải là tin tốt lành với phương Tây, bởi nếu Bình Nhưỡng thặng dư tài khoản vãng lai, điều đó chứng tỏ áp lực và các lệnh trừng phạt của các nước gần như không khiến họ tổn thương.
Mới đây, Liên Hợp Quốc đã cho thắt chặt các biện pháp trừng phạt Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân lần 3 của nước này hồi tháng 2 năm nay. Các biện pháp mới cũng tìm cách hạn chế các giao dịch tài chính của Triều Tiên. Tuy nhiên, các biện pháp này dường như không mang lại kết quả.
Nguồn AFP/Khampha
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư