Hủy
Thế giới

Vaccine giúp tăng tốc phục hồi kinh tế châu Á

Phùng Mỹ Thứ Bảy | 28/11/2020 11:33

Một số quốc gia trong khu vực sẽ vật lộn để có được nguồn cung vaccine. Ảnh: Reuters

Úc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam là một trong những nước mua trước nhiều vaccine COVID-19 nhất.
 

Sự phát triển vaccine COVID-19 thúc đẩy tâm lý các nhà đầu tư

Theo ATF, sự phát triển của vaccine COVID-19 là một cú hích cho các thị trường toàn cầu. Không nơi nào thể hiện rõ ràng hơn ở Châu Á-Thái Bình Dương, nơi kinh tế phục hồi mạnh mẽ, kết hợp với ý thức kiểm soát đại dịch, đã thúc đẩy tâm lý các nhà đầu tư. 

Một số quốc gia trong khu vực sẽ vật lộn để có được nguồn cung vaccine. Và những quốc gia khác có thể gặp thách thức để đáp ứng các yêu cầu lưu trữ vận chuyển. Chỉ số Topix chuẩn của Nhật tăng 2,2% vào 24.11, chạm mức cao nhất trong 2 năm. S&P / ASX 200 của Úc tăng 1,1% trong khi Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,8%.

Những loại vaccine COVID-19 đầu tiên có thể được tiêm cho những nhóm người dễ bị tổn thương nhất vào giữa tháng 12. Ảnh: Reuters.
Những loại vaccine COVID-19 đầu tiên có thể được tiêm cho những nhóm người dễ bị tổn thương nhất vào giữa tháng 12. Ảnh: Reuters.

Nguồn cung ở châu Á được thúc đẩy bởi nhà sản xuất thuốc AstraZeneca và Đại học Oxford thông báo rằng ứng cử viên vaccine COVID-19 chung của họ có hiệu quả lên đến 90%, tùy thuộc vào liều lượng. 

Nhà phân tích cấp cao về châu Á - Thái Bình Dương Jeffrey Halley tại công ty môi giới ngoại hối Oanda có trụ sở tại New York cho biết: “Ánh sáng cuối đường hầm chủ yếu là thông tin tích cực đối với chứng khoán châu Á. Khu vực này đang trở lại hoạt động kinh tế gần như bình thường trước đại dịch”.

Với việc IMF điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam tăng thêm 0,8 điểm phần trăm lên 2,4. Singapore dự kiến tăng trưởng trở lại vào năm 2021. Hàng hóa và mức độ thương mại cũng đang tăng lên. 

Nhà phân tích hàng hóa chính Bjarne Schieldrop tại SEB cho biết: “Nhu cầu từ châu Á sẽ tăng nhanh với hàng hóa thực tế được chuyển từ Nga sang Mỹ”. 

Dữ liệu từ Jefferies cho thấy 5 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương - Úc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam - nằm trong số những nước mua trước vaccine COVID-19 nhiều nhất. Các nhà phân tích tin rằng việc giao hàng sẽ tương đối nhanh chóng.

“Chúng tôi vẫn lạc quan rằng vaccine sẽ được phổ biến rộng rãi vào giữa năm sau”, theo người đứng đầu đầu tư khu vực châu Mỹ Solita Marcelli tại UBS Financial Services. 

Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương giàu có hơn đã ký một số hợp đồng mua vaccine phương Tây. Nhật Bản cũng đạt được thỏa thuận với Pfizer và BioNTech SE để cung cấp 120 triệu liều vaccine do họ cùng phát triển vào cuối tháng 6.2021.

Trong khi đó, chính phủ Úc đã đầu tư 1,5 tỉ USD vào ứng cử viên Pfizer, cũng như Novavax. Họ cũng đã ký kết hợp đồng với ứng cử viên CSL-Đại học Queensland và dự án Đại học Oxford-AstraZeneca.

Các nền kinh tế châu Á ít giàu hơn dự kiến ​​sẽ dựa nhiều vào các ứng cử viên vaccine của Trung Quốc. Các ứng cử viên vaccine cụ thể như các sản phẩm từ Sinovac, Sinopharm và CanSino cũng sẽ cung cấp cho thị trường nội địa Trung Quốc. 

Chính phủ Indonesia đã ký một thỏa thuận với cả 3 để có đủ lượng vaccine cô đặc cho 143 triệu liều. Indonesia cũng nổi lên như một trung tâm phát triển vaccine với thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vaccien ứng cử viên Sinovac.

Tuần trước, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tình nguyện trở thành người đầu tiên nhận vaccine COVID-19 tại nước này. Mặc dù, nhân viên y tế, công chức, cảnh sát, quân đội và giáo viên sẽ được ưu tiên tiêm chủng. Tuy nhiên, hiện chưa rõ loại vaccine nào sẽ được tiêm cho công chúng.

Về phần mình, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ nghiêng về ứng cử viên Oxford-AstraZeneca. Báo cáo của Jefferies cho biết: “Công ty có kế hoạch dự trữ 100 triệu vaccine vào cuối năm 2020. Những liều vaccine này có thể sử dụng để tiêm chủng cho nhân viên y tế và các nhóm có nguy cơ cao khi sản phẩm được phê duyệt ở Ấn Độ”.

Dữ liệu lâm sàng tích cực từ thử nghiệm vaccine của AstraZeneca sẽ mang lại niềm vui cho người dân Ấn Độ. Tuy nhiên, họ chỉ có thể tiêm chủng cho 50% dân số vào cuối năm 2022, ngay cả khi không có hạn chế về nguồn cung hoặc tài trợ.

Phân phối hiệu quả là chìa khóa

Các quốc gia rộng lớn như Indonesia và Ấn Độ có thể phân phối vaccine hay không vẫn còn là một câu hỏi. Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2005, có tới 50% vaccine bị lãng phí trên toàn cầu mỗi năm, phần lớn là do chuỗi cung ứng không đạt tiêu chuẩn. 

Vaccine Pfizer COVID-19 cần được bảo quản ở nhiệt độ âm 70 độ C. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần phải bảo quản nó trong đá khô để thời gian lưu trữ ngắn hơn hoặc trong tủ đông chuyên dụng. Ảnh: NPR.
Vaccine Pfizer COVID-19 cần được bảo quản ở nhiệt độ âm 70 độ C. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần phải bảo quản nó trong đá khô để thời gian lưu trữ ngắn hơn hoặc trong tủ đông chuyên dụng. Ảnh: NPR.

Tuy nhiên, điều này có thể được cải thiện do cơ sở hạ tầng kho lạnh ở các thị trường mới nổi châu Á như Ấn Độ.

Ứng cử viên Pfizer yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ thấp tới âm 70 độ C. Đây sẽ là một thách thức đối với nhiều quốc gia. Ứng cử viên của Moderna cũng cần được đông lạnh, nhưng chỉ ở âm 20 độ C.

Giám đốc đầu tư Mark Haefele tại UBS Global Wealth Management cho biết: “Một khía cạnh đặc biệt tích cực của vaccine thử nghiệm của AstraZeneca là loại vaccine này có thể được bảo quản và vận chuyển trong tủ lạnh thông thường, giúp việc phân phối trở nên thiết thực hơn các sản phẩm đối thủ của Pfizer và Moderna”.

Các công ty trong khu vực đang chuẩn bị cho việc phân phối vaccine. Trong tuần này, Apex Healthcare sẽ mở rộng khả năng phân phối chuỗi lạnh của mình. Nhà phân tích Isaac Chow của Daiwa Securities cho biết: “Apex rất có thể sẽ nắm bắt cơ hội trở thành nhà bán buôn vaccine COVID-19 từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, thay vì tập trung vào một nhà sản xuất cụ thể làm nhà phân phối độc quyền”.

Chắc chắn, triển vọng về vaccine không phải là tin tốt cho tất cả các cổ phiếu. Cổ phiếu của nhà sản xuất thiết bị bảo vệ cá nhân của Trung Quốc đã giảm do tin tức về hiệu quả của vaccine AstraZeneca-Oxford. Trung Quốc chiếm khoảng 44% lô hàng thiết bị bảo vệ cá nhân toàn cầu vào năm 2020.

Mặc dù, tin tức về vaccine là tích cực, nhưng còn nhiều bước nữa phải được thực hiện. Cụ thể, việc phê duyệt theo quy định, sản xuất, cấp phép, phân phối và bán hàng. Loại virus này có thể biến đổi nhanh hơn, đòi hỏi những loại vaccine mới và cải tiến. Mặc dù, người đứng đầu nhóm vaccine của Oxford cho rằng vaccine này sẽ tương đối dễ sửa đổi.

Sau một thập kỷ hoạt động kém hiệu quả, các thị trường mới nổi sẽ chứng kiến ​​sự đảo ngược nhờ hoạt động kinh tế phục hồi toàn cầu trong những quý tới. Từ góc độ cơ bản, việc triển khai vaccine COVID-19 là một chất xúc tác quan trọng.

Có thể bạn quan tâm:

► Vaccine thứ 3 có thể sẽ được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới