Hủy
Bất động sản

Quản lý phí chung cư như thế nào cho hợp lý?

Thứ Ba | 12/03/2019 17:09

Qũy bảo trì chung cư hiện nay đang nhập nhằng khiến nhiều hộ dân phản đối gay gắt. Nguồn ảnh:Reatimes

Ngày càng nhiều hộ gia đình chọn sống tại các căn hộ chung cư vì những tiện ích và điều kiện sống.
 

Phí bảo trì nến quản lý thế nào?

Tuy nhiên, nhiều tranh chấp đã xảy ra, trong đó nhiều nhất là tranh chấp về phí bảo trì chung cư. Theo thống kê từ Bộ xây dựng, 36% dự án xảy ra tranh chấp gần đây giữa chủ đầu tư và hộ dân đều liên quan đến phí bảo trì chung cư. Cụ thể, phí bảo trì cư đang được thu ở mức 2% giá trị căn hộ.

Phí bảo trì chung cư đang được đóng một lần cho chủ đầu tư, thậm chí đóng trước khi nhận bàn giao nhà khiến nhiều hộ dân phản đối. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tranh chấp gần đây giữa chủ đầu tư, Ban quản lý và hộ dân.

Vừa qua, Bộ xây dựng đề xuất, quỹ bảo trì nên được thu từng tháng, thu sau khi tòa nhà đã được xây dựng xong và đã thành lập xong Ban quản trị tòa nhà.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng Quản lý nhà và Công sở Sở Xây dựng TP.HCM, chia sẻ với VTV rằng: “Quỹ bảo trì nên được đóng sau khi có Ban quản trị và tổ chức Hội nghị nhà chung cư”. Lúc đó mới bắt đầu quyết định kinh phí bảo trì là bao nhiêu, có thể là 2% nhưng cũng có thể là 1% giá trị căn hộ... và đóng trực tiếp cho Ban quản lý thì sẽ không còn chuyện tranh chấp với Nhà đầu tư, ông Hải chia sẻ.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, quỹ bảo trì phải được quản lý kỹ càng hơn và có nhiều bên cùng tham gia, chẳng hạn có thêm đại diện nhà nước…để giám sát các khoản chi phí bảo trì, tránh thất thoát xảy ra.

Các tranh chấp gần đây chủ yếu xảy ra giữa, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư và cư dân về mức thu kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, về việc công khai việc thu-chi trong công tác quản lý vận hành nhà chung cư, về chất lượng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư. Hoặc tranh chấp giữa Ban quản trị nhà chung cư và đơn vị quản lý vận hành nhà về việc thực hiện Hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư.

Ông Bùi Quang Hưng, trưởng văn phòng Luật sư BQH và công sự, chia sẻ nếu ban quản trị cùng cơ quan thuế kết hợp cùng giám sát khoản những chi phí hoạt động của quỹ bảo trì để có tính minh bạch.

TP.HCM hiện có 1.367 nhà chung cư với 141.062 căn hộ ( tăng gấp 2 lần so với năm 2009 và gấp 5,5 lần so với năm 1975), với tổng diện tích sàn xây dựng là 10.645.970 m2, diện tích bình quân căn hộ là 75 m2.

Tỉ lệ căn hộ chung cư chiếm tỉ trọng 8,4% tổng số nhà ở trên địa bàn thành phố và đang có xu thế tăng mạnh trong quá trình đô thị hóa. Chỉ trong khoảng 5 năm trở lại đây, căn hộ chung cư chiếm tỉ trọng 24,6% tổng số nhà ở xây dựng mới (trong khi tỉ lệ này ở các giai đoạn trước đây chỉ chiếm từ 3-10%).

Quan ly phi chung cu nhu the nao cho hop ly?
 

Phí chồng phí, luật chồng chéo luật

Theo thông tin được đưa ra từ hiệp hội Bất động sản, tình hình tranh chấp tại các nhà chung cư có biểu hiện gia tăng do xu thế phát triển ngày càng nhiều nhà chung cư và do các tầng lớp nhân dân đô thị đang có xu thế lựa chọn sinh sống tại căn hộ chung cư.

Toàn TP.HCM có khoảng 105 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau, trong đó, có 9 chung cư có tranh chấp gay gắt, phức tạp liên quan đến quỹ bảo trì nhà chung cư, tranh chấp về dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư, tranh chấp do chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu, bầu Ban quản trị chung cư… Trong đó, một số chủ đầu tư, cư dân không đóng góp kinh phí bảo trì theo quy định của Luật Nhà ở 2005. Hoặc một số chủ đầu tư không bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị chung cư theo quy định của pháp luật.

Thực tế, người mua nhà chung cư đang phải chịu khá nhiều loại phí cùng một lúc. Cụ thế, phí Quản lý vận hành chung cư đóng song song với quỹ bảo trì. Vô hình chung, các loại phí tạo sự chồng chéo cho các hộ dân.

Theo ông Bùi Tiến Thắng - Tổng giám đốc TTC Land, chủ đầu tư nên giảm bớt áp lực phí cho người mua, đồng thời chỉ những người thực tế sử dụng mới hiểu họ cần sửa hạng mục nào và họ cần phải đầu tư những khoản mục nào. Sau đó, Ban quản lý sẽ xem xét và sẽ xác định khoản phí phải bù đắp thêm là bao nhiêu.

Vướng mắc về chủ tài khoản của Ban quản trị chung cư do tại Khoản (2.c) Điều 36 Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định "có thể là một thành viên hoặc nhiều thành viên Ban quản trị đứng tên đồng chủ tài khoản". Nhưng trên thực tế nhiều hội nghị chung cư chỉ quy định 1 người trong Ban quản trị làm chủ tài khoản, có thể dẫn đến tình trạng lạm quyền, lạm chi, trục lợi cá nhân gây thiệt hại cho cư dân.

Vướng mắc về việc đóng góp kinh phí bảo trì đối với các chung cư được thực hiện trong giai đoạn Luật Nhà ở 2005 có hiệu lực, vì Luật quy định không rõ như Luật Nhà ở 2014, dẫn đến tranh chấp do người mua nhà cho rằng đã nộp phí bảo trì khi ký hợp đồng mua nhà, trong lúc chủ đầu tư cho rằng chưa thu phí bảo trì này.

Nguồn VTV/HoREA


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới