Hủy
Công Nghệ

Thế giới của tiền ảo Bitcoin (P2)

Thứ Tư | 17/04/2013 07:21

Bitcoin được sử dụng ngày càng rộng rãi và giới chức trách không nên kiểm soát đối với đồng tiền này.
 

Các bộ lạc nhỏ thường sử dụng loại tiền tệ độc nhất vô nhị. Cho đến gần đây, bộ lạc Ashanti ở Tây Phi sử dụng đồng tiền kỳ lạ nhất. Không đếm xỉa gì đến sự tiện dụng của các loại đĩa kim loại, đá viên hay vỏ sò, người dân bộ lạc này sử dụng những chiếc ghế nhỏ đúc bằng kim loại – chiếc ghế biểu tượng cho quyền lực của tộc trưởng – làm phương tiện giao thương. Nhưng đồng tiền “mốt” nhất cho đến gần đây – Bitcoin – vẫn là cái gì đó rất kỳ lạ. Được phát minh năm 2009, Bitcoin chỉ tồn tại ở dạng các dải mã số hóa.

ư
Nhóm người sử dụng Bitcon vẫn còn khá khiêm tốn, chủ yếu là những người đam mê máy tính, những kẻ buôn bán ma túy, người buôn bán vàng và người theo chủ nghĩa tự do. Nhưng những biến động không theo một quy luật nào về giá trị của Bitcoin, từ dưới 20 USD hồi đầu năm lên trên 200 USD trong tuần này (xem bảng), đã giúp đồng tiền này thu hút được nhiều sự chú ý hơn. Nhưng dù điều gì xảy ra với Bitcoin đi chăng nữa, thì cũng sẽ cho thấy việc chấp nhận rộng rãi đồng tiền ảo sẽ có lợi như thế nào.

Bitcoin là một dạng phương tiện tích lũy, nhưng sức mua của nó không được bảo hộ bởi ngân hàng trung ương mà bằng giới hạn về số lượng tiền kim loại có thể tồn tại. Vì mỗi đồng tiền Bitcoin có thể chia thành các đơn vị nhỏ hơn, nên có thể sử dụng Bitcoin trong các giao dịch nhỏ hơn, thậm chí khi giá trị của một đồng tiền tăng rất mạnh. Và chữ ký kỹ thuật số khiến chúng không thể bị làm giả. Đây là một lợi thế lớn: khoảng 3% lượng tiền kim loại của Anh là tiền giả.

Kết quả là ngày càng nhiều người dân và doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận Bitcoin như một phương thức thanh toán. Việc này nằm ở chỗ giá trị thực của đồng tiền số hóa. Để biết tại sao, hãy nghĩ đến thị trường ngang hàng như eBay, Alibaba và Airbnb. Các trang web này cho phép người mua và người bán gặp nhau, trực tiếp trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Bitcoin nghĩa là hai bên trong thương vụ - chuyển tiền mặt như một hình thức thanh toán – có thể thực hiện theo phương thức tương tự.

Người hoài nghi vẫn cho rằng đồng USD đã khẳng định vai trò của nó trong lĩnh vực này. Nhưng sử dụng đồng USD trong các giao dịch mua bán giá trị nhỏ thực sự vất vả. Vì toàn bộ mọi giao dịch bằng đồng USD đều thực hiện qua hệ thống ngân hàng của Mỹ. Ví dụ, một người Anh (người mua) mua hàng của một người Trung Quốc (người bán), việc chuyển tiền thanh toán sẽ bao gồm một ngân hàng Anh, một ngân hàng Trung Quốc cộng với 2 ngân hàng Mỹ.

Cùng với các mức phí ngoại hối, một đồng tiền kỹ thuật số được chấp nhận trên phạm vi quốc tế bắt đầu trông có vẻ rẻ hơn và tiện lợi hơn. Việc mua hàng trực tuyến từ nước ngoài bằng Bitcoin giống như thanh toán bằng tiền mặt tại thị trường nội địa: nhanh chóng, trực tiếp và không thể bị theo dõi.

Rõ ràng, chính vì các đặc điểm này mà các nhà quản lý đang tuýt còi Bitcoin. Vì giao dịch bằng Bitcoin hoàn toàn “ẩn danh”, nên những kẻ buôn bán ma túy thực sự yêu thích Bitcoin. Thậm chí những người không sử dụng Bitcoin để mua hàng phi pháp cũng có thể sử dụng đồng tiền này để trốn thuế.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ủng hộ cho việc áp dụng các thủ tục hành chính rườm rà và phiền phức. Hoạt động buôn bán ma túy vẫn bị coi là phi pháp bất kể bằng đồng USD, Bitcoin hoặc hàng đổi hàng. Trốn thuế cũng chỉ dễ dàng khi sử dụng tiền mặt. Hoạt động tội phạm, không chỉ với công nghệ cao, cũng phải là mục tiêu cần giám sát.

Sẽ cần có các quy định cần mạnh mẽ hơn trong trường hợp cơ sở hạ tầng hỗ trợ Bitcoin (hoặc hình thức kế cận của nó) trở nên phức tạp hơn. Ví dụ, đã có ngân hàng Bitcoin. Nếu các ngân hàng kỹ thuật số bắt đầu phỏng theo những tổ chức cho vay thông thường và tiến hành cho vay với số tiền vượt quá khoản tiền gửi họ có trong tay, hệ thống này sẽ có xu hướng ngày càng phát triển. Các nhà quản lý ngành ngân hàng sẽ cần phải ra tay can thiệp (sau khi tuyển dụng một số chuyên gia máy tính).

Mạng lưới của anh hay của tôi?

Đối với bản thân Bitcoin, mối nguy lớn nhất không phải là các quy định mà là sự cạnh tranh. Giống như mọi loại tiền tệ, giá trị của Bitcoin phụ thuộc vào số người sử dụng. Là người đầu tiên tạo dựng mạng lưới có thể là một lợi thế. Nhưng mạng lưới này cũng có thể mất vị trí khi người sử dụng đột nhiên chuyển sang đối thủ cạnh tranh tốt hơn. Ví dụ, khi các thị trường như eBay và Airbnb tăng trưởng, phí sử dụng bắt đầu trở thành khoản thanh toán bắt buộc, gần giống như một loại thuế. Nếu có thể thanh toán các loại phí này bằng hình thức tiền ảo, nhu cầu đối với loại tiền này sẽ trở nên ổn định hơn rất nhiều. Bitcoin có thể có kết cục giống như MySpace, hiện gần như đã biến mất trước sự thống trị của Facebook.

Tuy vậy, vẫn có một giới hạn về khả năng mở rộng và bành trướng của các đồng tiền ảo như Bitcoin. Nhu cầu dài hạn về đồng USD vẫn được bảo đảm bằng quy định công dân Mỹ phải nộp thuế bằng đồng tiền này. Chính phủ các nước sẽ không bao giờ trao vị thế hợp pháp cho một đồng tiền tư nhân. Nhưng Bitcoin và những đồng tiền tương tự còn hơn cả một sự đam mê: nhóm đồng tiền ảo vẫn còn nhỏ nhưng sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Nguồn Economist/Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới