Hủy
Kinh Doanh

Bộ Công Thương nói chi phí để "thuyết minh" cho tăng giá điện

Hải Vân Thứ Bảy | 02/12/2017 09:31

kinhtedothi.vn

Thuyết minh tăng giá điện chưa tính hết các yếu tố làm giảm giá thành hệ thống điện EVN
 

Giá điện tăng lên 1.720 đồng/kWh kể từ ngày 1.12. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương, tại họp báo chiều 1.12, cho biết. Ông nói, phương án điều chỉnh giá điện lần này đã được Thủ tướng chấp thuận và cho đây là các cơ sở pháp lý quan trọng của tiến hành kiểm tra giá bán lẻ điện và tăng giá điện lần này.

Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng nói việc điều chỉnh giá bán điện lần này được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016, đã được kiểm toán độc lập và kiểm tra bởi Tổ công tác liên Bộ, trong đó có xét đến các yếu tố tăng giảm chi phí đầu vào, các khoản chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 và chi phí ước thực hiện năm 2017,

PGS.TS Nguyễn Minh Duệ, Nguyên Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội, nói với NCĐT về thuyết minh tăng giá điện của Bộ Công Thương chưa chú ý đến "các yếu tố làm giảm giá thành" của hệ thống điện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Theo quan sát của PGS Duệ, hai năm, 2016 và 2017, “được mùa nước” nên các nhà máy thủy điện đã phát hết công suất, sản lượng cao, với giá rẻ. Chỉ tính riêng 3 nhà máy thuỷ điện trên sông Đà, đã sản xuất 25 tỷ kWh/năm, chiếm 14% tổng sản lượng điện của EVN.

Trong thuyết minh, "Bộ Công Thương mới chỉ nói đến yếu tố làm tăng chi phí để biện bạch cho lý do tăng giá điện”, PGS Duệ kết luận. Theo ông, hiệu quả việc thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh đóng góp vào giảm chi phí như thế nào cũng chưa đề cập.

“Yếu tố tổn thất điện năng cũng chưa được tính đến” PGS. Duệ nhận xét, trong khi đây là lĩnh vực được đầu tư nhiều giải pháp tiết giảm chi phí của EVN. Tổn thất điện năn đã giảm từ mức hơn 10% năm 2010 xuống gần 8% năm 2015. Hiện EVN đang tiếp tục đầu tư để giảm tổn thất điện năng đến năm 2020 là 6,5%.

Cùng quan điểm này, Tiến sĩ Bùi Huy Phùng, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nói thêm với NCĐT về các yếu tố đầu vào cho sản xuất điện, như dầu thô đang trên đà giảm, ngày 21.7 chỉ  57,72 USD/thùng, trong khi giá than nhập khẩu cho sản xuất điện không cao, còn thủy điện nước về nhiều.

Lần này, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh với mức giá mới là 1.720,65 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành (1.622,01 đồng/kWh). Thời điểm điều chỉnh là từ 1.12.2017.

Ông Nguyễn Anh Tuấn dẫn kết quả tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tăng giá điện sẽ làm tăng 0,07% giá sản xuất và làm tăng 0,08% CPI trong năm 2017. Chính phủ hỗ trợ cho các hộ nghèo, chính sách mức 50kW/h của bậc thang đầu tiên, theo đó các hộ nghèo sẽ được hỗ trợ 51.000 đồng/tháng. Tổng số tiền hỗ trợ khoảng 2.500 tỷ đồng/năm.

Tăng giá điện lần này, đã có một phần khoản tiền EVN bị lỗ 9.000 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá những năm trước, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết. Tuy nhiên, ông Nguyễn Cường Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN, thừa nhận, “lỗ tỷ giá thường xuyên xảy ra”.

Giá định mới chính thức được áp dụng từ 1.12. Ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên trong Tổ công tác kiểm tra giá thành điện, có thể “minh bạch hơn” việc kiểm tra chi phí sản xuất điện.

Có hai vấn đề liên quan đến minh bạch được ông Minh chỉ rõ cần phải thay đổi: Hiện tại, quyết định mức giá điện chỉ có EVN- bên bán điện tham gia, chưa có bên mua điện tham gia và giá điện vẫn là tài liệu “Mật” theo pháp luật hiện hành.

Dư luận vẫn băn khoăn việc Bộ Công Thương hay EVN sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính trung thực của các số liệu báo cáo cho tổ công tác kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới