Hủy
Kinh Doanh

Hợp đồng ngắn hạn khiến doanh nghiệp khó được chuyển giao công nghệ

Thứ Tư | 21/11/2012 14:17

Thời hạn hợp đồng chính là một chỉ báo thể hiện khía cạnh vô hình, như lòng tin và sức mạnh của quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp.
 

Báo cáo Năng lực cạnh tranh và Công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam (gồm cả doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) chỉ có được những hợp đồng ngắn hạn, đa phần dưới 1 năm, với các đối tác, nhà cung cấp.

Số doanh nghiệp ký được hợp đồng trên 12 tháng chỉ chiếm 7,61%, trong đó doanh nghiệp có được hợp đồng trên 36 tháng là 1,43% trong tổng số 7.938 doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến, chế tạo được điều tra.

Đây chính là lý do chỉ có 18% doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có thỏa thuận chuyển giao công nghệ, đa phần trong số đó là doanh nghiệp quy mô lớn, nhất là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có cổ phần của Nhà nước.

Theo ông Theodore Talbot, chuyên gia Nhóm Nghiên cứu kinh tế phát triển (DERG) thuộc Khoa Kinh tế, Trường đại học Copenhagen (đơn vị cùng với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện báo cáo), thời hạn các hợp đồng ngắn chính là rào cản lớn mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi hiện thực hoá kỳ vọng nhận chuyển giao công nghệ từ đối tác.

Chỉ báo thời hạn hợp đồng thể hiện khía cạnh vô hình, như lòng tin và sức mạnh của quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp, ông Theodore Talbot nói.

Trên thực tế, các hợp đồng ngắn hạn thường khiến kế hoạch sản xuất bị thay đổi liên tục, giới hạn khả năng tiếp cận công nghệ của các doanh nghiệp. Vì vậy, thời hạn hợp đồng có thể được coi là công cụ tạo điều kiện cho hoạt động chuyển giao công nghệ, nhất là thông qua chuyển giao tự do hay khuếch tán công nghệ.

Nguồn Báo Đầu tư


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới