Sử dụng sừng tê giác như...tự gặm móng tay, nhai tóc mình
Theo Tổ chức Cứu trợ hoang dã Wildaid, từ đầu năm 2014 tới nay, đã có 658 con têgiác trên thế giới bị giết hại, trong đó việc săn bắn bất hợp pháp tê giác tại Nam Phi có sự nhúngtay của các băng nhóm tội phạm Việt Nam, đặc biệt Việt Nam được cho là thị trường tiêu thụ chínhcủa số sừng tê giác được giết hại.
Trên thế giới mỗi ngày có 3 cá thể tê giác bị giết hại, Trước tình trạng nàyWildaid dự đoán 6 năm tới loài tê giác sẽ bị tuyển chủng bới những tên săn trộm. |
Tại hội thảo "Vai trò của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng vàcải thiện hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế về vấn nạn sử dụng sừng tê giác" sáng 27/8 tạiTP.HCM, Bà Hoàng Thị Minh Hồng, Giám đốc trung tâm Change (Trung tâm hành động và liên kết vì môitrường và phát triển, thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) cho biết: Đáng buồn làViệt Nam và Trung Quốc đang được coi là2 nước tiêu thị sừng tê giác lớn nhất thế giới. Giámỗi kg sừng tê giác được bán tại Việt Nam có giá 65.000 USD, tương đương 1,3 tỷ đồng.
Cũng theo báo cáo từ phía Chenge thì mỗi ngày có 3 con tê giác bị giết. Dự báonăm 2014 số lượng cá thể tê giác bị giết hại sẽ cao hơn cả năm 2013. Với đà này thì chỉ trong vòng6 năm tới khoảng 29.000 con tê giác còn sót lại trên Trái Đất sẽ không còn con nào, loài này sẽtuyệt chủng.
Những con số đang báo động về tình trạng giết hại tê giác tại Nam Phi từ năm 2007tới tháng 8/2014. |
Trong khi đó, Giáo sư, bác sỹ Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam,chia sẻ: Giá trị của sừng tê giác được tạo nên bởi những lời đồn thổi, niềm tin mù quáng của ngườisử dụng. Người sử dụng chi tiền mua sừng tê giácđểchữa ung thư nhưmột một thầndược; nhưng đến nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào về tác dụng của sừng tê giác. "Trong khiđó, phần lớn, sừng tê giác bán trên thị trường là sừng giả. Trong những người đã dùng sừng tê giácđể chữa bệnh ung thư tôi biết có rất nhiều quan chức cấp cao", bác sĩ Hùng cho biết.
Giáo sư, bác sỹ Nguyễn Chấn Hùng: Đến nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào vềtác dụng của sừng tê giác. |
"Để giải quyết việc tiêu thụ sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam, chúng tôi kêu gọingười dân không mua, không sử dụng và nhận thức đúng về tác dụng của sừng tê giác với sức khỏe conngười vì nó chỉ là chất sừng như móng tay và tóc của con người. Cũng như chính phủ Nam Phi đã quyếtđịnh dùng chất độc để tiêm vào sừng tê giác mà loại chất độc này chỉ độc với con người chứ khôngtác dụng với tê giác để bảo vệ loài vật đang dần tuyệt chủng này", đại diện Chenge nói.
Tại hội thảo, có ý kiến cho rằng cần phát động một giải báo chí viết về vấn đềtuyên truyền bảo vệ tê giác, khuyến khích phóng viên thực hiện những bài điều tra chống lại việcmua bán, sử dụng sừng tê giác trái phép. Đồng thời, Chính phủ cần có chế tài xử phạt nặng đối vớihành vi mua bán lẫn tiêu thụ trái phép sừng tê giác.
Nguồn GAFIN/Đất Việt
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư