Hủy
Tài Chính

Đầu tuần, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một phiên rực lửa

Nhật Lệ Thứ Hai | 18/04/2022 16:44

Các nhóm ngành tác động đến VN-Index phiên 18/4. Nguồn: Ảnh chụp màn hình VDSC.

Phiên giao dịch 18/4 vừa khép lại khi chỉ số VN-Index giảm gần 26 điểm, lùi về mốc 1.432 điểm, giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt hơn 26.000 tỉ đồng.
 

Trong phiên, đã có lúc thị trường rung lắc mạnh, VN-Index đã từng giảm hơn 30 điểm với hơn 400 mã cổ phiếu giảm điểm. Càng về cuối phiên, đà giảm của thị trường có phần thu hẹp, tuy nhiên vẫn đóng cửa giảm mạnh. Độ rộng trên thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 373 mã giảm và chỉ 109 mã tăng điểm. Nhóm VN30 cũng ghi nhận mức giảm hơn 1.468 điểm, tuy nhiên thanh khoản ở nhóm này khá thấp, chỉ ghi nhận ở mức hơn 9.488 tỉ đồng. 

Đáng chú ý, phiên giao dịch này thị trường thấy có sự phân hóa mạnh mẽ giữa các cổ phiếu. Điển hình ở nhóm VN30, vẫn có những nhóm cổ phiếu lội ngược dòng, điển hình như PNJ, GVR và VJC khi vẫn duy trì được đà xanh trong bối cảnh VN-Index chịu áp lực bán mạnh. 

Chỉ số VN-Index giảm mạnh với thanh khoản cao hơn trung bình 20 phiên gần nhất. Ảnh: FireAnt,
Chỉ số VN-Index giảm mạnh với thanh khoản cao hơn trung bình 20 phiên gần nhất. Ảnh: FireAnt,

Số liệu từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), nhóm ngành ngân hàng, bất động sản, tài nguyên cơ bản và dịch vụ tài chính là những nhóm ngành tác động tiêu cực nhất đối với thị trường ở phiên này. Đặc biệt là các cổ phiếu ngành ngân hàng và chứng khoán. Trong khi cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh thì cổ phiếu ngành chứng khoán gần như “nằm sàn”. 

Trên thực tế, kể từ tháng 6/2021, các cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng đã bước vào điều chỉnh giảm khi nhà đầu tư cho rằng lợi nhuận của ngành đã tạo đỉnh trong nửa đầu năm 2021. Thêm vào đó, trước những tác động tiêu cực của COVID-19, nợ xấu đã “phủ bóng đen” đối với cổ phiếu ngân hàng. 

 

Đối với cổ phiếu ngành chứng khoán, nhiều ý kiến cũng cho rằng lợi nhuận của ngành này cũng khó duy trì ở mức cao khi mà thanh khoản trên thị trường hiện tại có phần hạ nhiệt so với trước, chỉ số VN-Index cũng gần như biến động giảm hoặc đi ngang trong thời gian qua. Thêm vào đó, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, nỗi lo lạm phát rồi đến cả việc Fed tăng lãi suất cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Có thể vì lẽ đó mà thời gian qua nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán cũng thiếu đi những động lực đi lên.  Trong khi đó, ở chiều ngược lại nhóm cổ phiếu ngành phân bón, hóa chất, thủy sản và tiêu dùng bán lẻ lại có những diễn biến tích cực hơn. Nếu như phân bón, hóa chất và thủy sản hưởng lợi từ giá cả hàng hóa thúc đẩy doanh thu tăng do giá bán tăng thì các cổ phiếu tiêu dùng bán lẻ cũng được đánh giá hưởng lợi từ sự hồi phục của nhu cầu tiêu dùng hậu COVID-19. 

Nhìn ở bức tranh rộng hơn, Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết họ kỳ vọng rằng chỉ số VN-Index có thể duy trì đà phục hồi và kiểm định lại mức đỉnh lịch sử 1.538 điểm vào tháng 4. Sự kỳ vọng này đặt trong bối cảnh thị trường chứng khoán sẽ được hỗ trợ bởi kết quả kinh doanh quý I/2022. Theo VNDirect, nếu vượt đỉnh lịch sử, VN-Index có thể hướng tới vùng 1.560- 1.570 điểm trong nửa cuối tháng 4.

Có thể bạn quan tâm 

F0 trong bão "tin giả, lỗ thật"


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới