Hủy
Thế giới

Châu Âu lại bên bờ vực suy thoái?

Bá Ước Thứ Sáu | 25/01/2019 14:42

Nhu cầu từ nước ngoài suy yếu đang đe dọa đà phục hồi mỏng manh của Eurozone. Trong khi đó, những cải cách chưa đủ hiệu quả để phục hồi bền vững.
 

Niềm vui chẳng tày gang

Đó dường như là một trò đùa, giống những hastag trên Twitter. Vào năm 2017, khi GDP của Pháp, Đức và thậm chí là Tây Ban Nha tăng hơn 2%, nó dường như mô tả một hiện tượng thực sự. Tuy vậy, tất cả đã nhanh chóng chuyển từ #euroboom (nghĩa là euro tăng trưởng) sang #eurogloom (euro suy thoái).

Dữ liệu GDP dự kiến ​​phát hành vào cuối tháng này có khả năng xác nhận rằng trong 3 tháng cuối năm 2018, nền kinh tế Ý đã đình trệ trong quý thứ hai liên tiếp, suy thoái kinh tế theo như một số định nghĩa. Đức dường như đã thoát khỏi suy thoái, nhưng đó là nước duy nhất thoát khỏi tình trãng này. Khu vực đồng euro, được hình thành vào tháng 1 năm 1999, có thể kỷ niệm sinh nhật 20 năm của mình trên bờ vực của một cuộc suy thoái khác.

Đồng euro đã là một thất bại kinh tế. Tăng trưởng GDP ở khu vực đồng euro đã tụt lại so với các nền kinh tế tiên tiến khác và trong toàn bộ Liên minh châu Âu, trong suốt cuộc đời của nó trước cuộc khủng hoảng tài chính, trong thời kỳ suy thoái toàn cầu và khu vực đồng euro, và ngay cả trong thời gian gần đây euroboom. Có lẽ nền kinh tế của khu vực này sẽ vẫn tệ nếu không có đồng tiền chung.

Chau Au lai ben bo vuc suy thoai?
Tăng trưởng của các nền kinh tế thuộc eurozone thấp hơn nhiều những nền kinh tế khác.

Và bây giờ khu vực đồng euro bắt đầu thập kỷ thứ ba, một sự sụt giảm mới xuất hiện. Nó có nhiều nguyên nhân. Sản xuất xe hơi của Đức chậm lại khi các công ty phải cố gắng đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải mới. Nền kinh tế Ý chao đảo khi các nhà lãnh đạo dân túy mới của nó bất đồng với Brussels, thị trường ma quái. Các cuộc biểu tình đã khiến nền kinh tế Pháp ngưng trệ. Kinh tế Trung Quốc chậm lại và tình trạng thắt chặt tín dụng trên toàn cầu khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng. Vấn đề cốt lõi với châu Âu là nhu cầu yếu.

Sau cuộc khủng hoảng toàn cầu, tăng trưởng nhanh chóng hồi sinh rồi lại suy giảm một lần nữa vì những điểm yếu về thể chế. Các nhà đầu tư lo ngại rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ không bảo đảm cho trái phiếu hoặc tiền gửi được phát hành trên toàn quốc tại các ngân hàng được bảo hiểm quốc gia, và hoảng loạn theo đó.

Nỗi sợ hãi lắng xuống khi các nhà lãnh đạo châu Âu có gắng tạo ra các cơ chế ổn định siêu quốc gia, cho phép ECB hứa sẽ hỗ trợ trái phiếu và ngân hàng quốc gia. Tuy nhiên, tăng trưởng vẫn yếu, bất chấp quyết định của ECB vào năm 2015 để bắt đầu một chương trình mua trái phiếu kích thích.

Chau Au lai ben bo vuc suy thoai?

Sau đó đến #euroboom. Nếu cải cách và hành động của ECB đã giải tỏa những trở ngại cho tăng trưởng, thì nhu cầu được nhập khẩu từ nước ngoài đã giải cứu khu vực đồng euro khỏi tình trạng ảm đạm.

Từ năm 2013 đến 2016 xuất khẩu ròng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng; tại khu vực đồng euro, thặng dư tài khoản vãng lai nhảy vọt từ khoảng 1% GDP lên gần 4%. Khi sự phục hồi trong các ngành xuất khẩu giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp, nhu cầu trong nước đóng một phần lớn hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng. Năm 2017 và nửa đầu năm 2018, tiêu dùng đóng góp hơn hai điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP.

Đầu tư giảm thêm một điểm phần trăm. Khu vực đồng euro đã may mắn. Vì cùng lúc đó chính phủ Trung Quốc cũng đã hỗ trợ nền kinh tế của mình bằng kích thích kinh tế, hoặc Mỹ không hỗ trợ sản xuất toàn cầu bằng cách chịu mức thâm hụt thương mại lớn, thì nhu cầu cần thiết để đưa người châu Âu trở lại làm việc và khiến họ chi tiêu trở lại, có thể không bao giờ thành hiện thực.

Nước Đức sẵn sàng chi tiền với một điều kiện

Đó là bởi vì cải cách thời kỳ khủng hoảng của châu Âu cũng đi kèm với các chính sách khắc khổ để hạn chế vay nợ của chính phủ. Cái giá của sự hỗ trợ của Đức đối với các nền kinh tế bị khủng hoảng là họ phải giữ ngân sách phù hợp. Một hiệp định về tài khóa được đưa ra vào năm 2012 đòi hỏi các chính phủ phải duy trì khoản vay ròng không quá 3% GDP.

Mặc dù điều đó có vẻ không đặc biệt khó khăn, nhưng nó cũng yêu cầu họ duy trì thâm hụt ngân sách cơ cấu không quá 1% GDP nếu tỉ lệ nợ dưới mức 60% GDP, và dưới 0,5% GDP nếu nợ cao hơn mức đó. Các chính phủ có nợ trên 60% cũng phải thực hiện các bước để đưa nó trở lại dưới ngưỡng đó.

Các quốc gia vi phạm nghiêm trọng các quy tắc này phải chịu hình phạt. Ở Ý, nơi có nợ công khoảng 130% GDP, những người theo chủ nghĩa dân túy đã thắng cử vì người dân thực sự thất vọng với hiện trạng, nhưng hiện quốc gia này cũng lại đã rơi vào tình trạng hỗn loạn ngân sách từ năm ngoái sau khi EU đe dọa sẽ áp dụng các hình phạt như vậy.

Chau Au lai ben bo vuc suy thoai?

Trên thực tế, châu Âu đã buộc chính phủ không được sử dụng ngân sách của họ để thúc đẩy nhu cầu. Những xiềng xích tài khóa này sẽ bớt gây lo lắng hơn nếu ECB muốn tăng chi tiêu tư nhân bằng cách nới lỏng chính sách tiền tệ. Nhưng lãi suất thực trong khu vực đang ở mức âm.

Sự chậm lại trong năm 2018 vẫn xảy ra mặc dù việc mua tài sản của ECB vẫn tiếp tục, mặc dù với tốc chậm hơn so với năm 2016 và 2017. Chi tiêu nước ngoài vốn là động lực kinh tế khu vực đồng euro có thể kết thúc. Đó chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi một cơn gió ngược khiến khu vực đồng euro suy yếu, làm lộ ra sự bất lực của khối trong việc duy trì nhu cầu trong nước mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài. Sự thay đổi từ bùng nổ sang suy giảm là không thể tránh khỏi.

Nhưng mọi thứ có thể thay đổi. Châu Âu có thể nới lỏng các hạn chế tài chính của mình. Tốt hơn là, nó có thể sử dụng việc kết hợp giữa kích thích tài khóa và cho phép vay nợ và tạo ra một ngân sách khu vực đồng euro đủ lớn để cung cấp các kích thích có ý nghĩa. Những cải cách này sẽ đòi hỏi một sự thay đổi lớn trong sự cân bằng quyền lực và suy nghĩ trong phạm vi châu Âu. Những thay đổi như vậy đã xảy ra trước đây, trong khủng hoảng.

Nguồn Economist


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới