Hủy
Thế giới

Ngành sản xuất rượu ở Bordeaux lao đao vì khủng hoảng kinh tế

Chủ Nhật | 19/08/2012 09:11

Cũng giống như nhiều ngành khác, ngành sản xuất rượu vang truyền thống của Bordeaux, Pháp, cũng phải vật lộn với tình trạng sức mua toàn cầu giảm.
 

Với những thương hiệu rượu nổi danh toàn thế giới và được giới sành rượu công nhận như Chateaux Margaux, Mouton-Rotschild và Smith Haut Lafitte, thành phố Bordeaux của nước Pháp thường được mệnh danh là kinh đô rượu của thế giới.

Đến cuối năm ngoái, những người sành rượu toàn cầu vẫn sẵn sàng trả giá cao ngất ngưởng để có được một chai rượu xuất xứ từ Bordeaux. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, những chai rượu thượng hạng của nước Pháp đã không còn được bán với giá hàng nghìn euro như trước nữa.

a

Tính đến cuối tháng 8 năm ngoái, chỉ số Liv-Ex 50 chuyên dành cho rượu đã mất 1/3 giá trị. Giám đốc sáng lập Liv-Ex, Justin Gibbs, trong bài phỏng vấn trên CNBC cho biết: "Thị trường hiện tại đang cho thấy những dấu hiệu vô cùng căng thẳng. Tỷ lệ mời thầu trên thị trường xuống mức gần thấp nhất trong lịch sử, trong khi hoạt động mở rộng lên mức cao gần nhất lịch sử, còn lợi nhuận từ việc đầu tư vào ngành rượu trong 5 năm qua lại xuống thấp gần nhất".

Bà Florence Cathiard, đồng sở hữu của Chateaux Smith Haut Lafitte - hãng sản xuất có uy tín lớn với 80% lượng rượu được đem xuất khẩu, cho biết: "Tôi không hy vọng giá rượu sẽ tăng vọt như thời điểm 2009 - 2010. Thế giới đang trong tình trạng không tốt. Năm ngoái, tôi đã phải giảm giá tới 41%. Chúng tôi cũng phải theo dõi rất sát sao thị trường".

Bên cạnh áp lực giá cả, một điều đáng lo ngại đối với người trồng nho làm rượu là vụ mùa thu hoạch năm nay không được dồi dào như cách đây hai năm. Ngoài ra, nhu cầu rượu hạng sang cũng đang suy giảm mạnh tại Trung Quốc, quốc gia nơi những chai rượu từ Bordeaux là biểu trưng cho sự xa xỉ và đẳng cấp xã hội, cũng không khỏi khiến người trông nho lo lắng.

a
Trong năm 2011, thành phố Bordeaux đã xuất khẩu 58 triệu chai rượu vang với giá trị hơn 300 triệu euro sang thị trường Trung Quốc, tăng 100% so với năm trước đó. Trung Quốc và Hong Kong giờ là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của rượu vang Bordeaux, với thị phần 35%. Khi nguồn cung rượu không đủ, Trung Quốc thậm chí còn thâu tóm nhiều nhà máy làm rượu vàn và các công ty kinh doanh rượu.

Florence Cathiard cùng nhà máy sản xuất rượu của mình đã hưởng lợi rất nhiều từ nhu cầu rượu vang của vùng Viễn Đông, song nhu cầu ấy giờ đây đang thay đổi. Mặc dù sức mua của thị trường Trung Quốc đang giảm sút, song Cathiard vẫn tỏ ra khá lạc quan: "Người Trung Quốc giờ đây hiểu rõ hơn về văn hóa rượu và thực phẩm, và họ hiểu giá trị của thứ rượu mà mình đang uống, và điều đó tốt cho chúng tôi".

Đó cũng chính là điều mà ông Justin Gibb của Liv-Ex nhìn nhận. "Khi thị trường rượu vang phát triển, thì tiêu thụ cũng sẽ phát triển. Những người mua rượu sẽ bắt đầu học cách uống rượu, họ cũng học cách để hiểu nó và sau đó họ sẽ chấp nhận khung giá rượu", ông nói.

Tuy nhiên, không chỉ có người Trung Quốc mới thay đổi hành vi mua của mình. Bà Cathiard cho biết trong năm 2009, sức mua của người Mỹ cao gấp ba lần sản lượng trồng nho của nhà máy. Tuy nhiên, tới năm 2011, chất lượng rượu và doanh số bán hàng đều giảm. Trong năm 2012, doanh số bán hàng cũng không khả quan hơn do thị trường Mỹ chủ yếu hướng về cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng 11 tới đây, bà Cathiard cho biết.

Nguồn CNBC/Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới