Hủy
Thế giới

Phố Wall tuần này được xoa dịu căng thẳng nhờ kết quả bầu cử Hy Lạp

Thứ Hai | 18/06/2012 05:46

Tuy nhiên, khoảng cách chiến thắng sít sao có thể khiến Hy Lạp thiếu sự ổn định cần thiết để thúc đẩy thực hiện các cải cách khắc nghiệt.
 

Nhiều nhà đầu tư coi cuộc bỏ phiếu lần này quyết định tương lai Hy Lạp và có thể quyết định cả vận mệnh của khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone).

Theo Bộ Nội vụ Hy Lạp, kết quả kiểm 97% phiếu bầu cho thấy, đảng Dân chủ mới giành chiến thắng sít sao với 29,7% số phiếu bầu, dẫn trước gần 3% so với đảng phản đối cứu trợ Syriza là 26,9%. Về thứ 3 là đảng Xã hội Pasok với khoảng 11% đến 12,4%. Nếu kết quả trên được duy trì, Pasok và đảng Dân chủ mới có thể nhận đủ số phiếu ủng hộ để liên kết lập một chính phủ với 159 ghế trong tổng số 300 ghế trong Quốc

Tuy nhiên dù kết quả ra sao, các vấn đề của châu Âu đã vươn xa hơn và đang đe dọa các nền kinh tế lớn hơn bao gồm Tây Ban Nha và Italia. Hàng tuần lo lắng về kết quả bỏ phiếu của Hy Lạp khiến nhiều ngân hàng trung ương phải chuẩn bị cho các vấn đề của thị trường. Các ngân hàng trung ương từ các nền kinh tế lớn đã sẵn sàng hành động để xoa dịu thị trường trong trường hợp xấu, theo các quan chức của G20 cho biết.

Trong đó, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cho hay ECB sẵn sàng can thiệp và cấp vốn cho bất kỳ ngân hàng trong eurozone còn có thể cứu được. Hôm thứ 5 tuần trước ngày 14/6, Ngân hàng trung ương Anh thông báo cung cấp các khoản nợ trổng giá trị 100 tỷ bảng (155 tỷ USD) cho các ngân hàng.

Doug Roberts, chiến lược gia đầu tư đứng đầu tại Channel Capital Research tại Shrewsbury, New Jersey nhận định thị trường tuần này sẽ quyết định các ngân hàng có can thiệp vào hay không.

Tại thị trường Australia, một trong những thị trường giao dịch sớm nhất sau cuộc bỏ phiếu,euro đạt đỉnh cao nhất trong 3 tuần so với USD, tăng lên khoảng 1,2730 USD/euro từ 1,2655 USD/euro cuối ngày thứ 6 ở New York, theo dữ liệu tổng hợp của Reuters.

Tuy nhiên phản ứng tích cực của thị trường có thể nhanh chóng đổi chiều như trường hợp của gói cứu trợ 100 tỷ euro Liên minh châu Âu (EU) thông báo dành cho các ngân hàng Tây Ban Nha.

Nhóm các nền kinh tế lớn G20 sẽ bắt đầu hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày tại Mexico vào thứ 2, ngày 18/6, và phần còn lại của tuần nhiều khả năng sẽ không bình lặng khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đưa ra tuyên bố chính sách ngày thứ 4, 20/6 sau khi kết thúc 2 ngày họp. Đồng thời, các cảnh báo về nợ công cùng hạ bậc xếp hạng nhiều khả năng sẽ tiếp tục.

Một dấu hiệu cho thấy sự bối rối của các nhà đầu tư là chỉ số CBOE Volatility Index, đo lường sự lo sợ của Phố Wall tăng mạnh trong thứ 6 ngay cả khi chứng khoán tăng. Cổ phiếu và chỉ số này có mối quan hệ ngược chiều.

Dù sao, chứng khoán tuần trước cũng kết thúc khá êm đẹp khi tuần thứ 2 liên tiếp tăng điểm. Chỉ số cơ bản Standard & Poor tăng 6,8% trong năm 2012, mặc dù vẫn thấp hơn các mức đỉnh trong năm.

Nhân tố phần nào khiến thị trường lạc quan trong thời gian gần đây là hy vọng Fed và các ngân hàng trung ương khác sẽ hành động, đưa ra thêm các biện pháp kích thích, đặc biệt gói nới lỏng định lượng QE3. Tuy nhiên, việc Fed chưa thay đổi chính sách có thể có ý nghĩa rằng theo các nhà quản lý, dữ liệu kinh tế “không tệ như mọi người nghĩ”, theo Omar Aguilar, giám đốc đầu tư cổ phiếu tại Charles Schwab tại San Francisco nhận định.

Pho wall

Nguồn Reuters/ DVT


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới