Một mặt, truyền thông Trung Quốc "ra đòn" với các công ty lớn của nước ngoài. Mặt khác, họ sẽ phải đối mặt với dư luận về những vấn đề trong nước.
Starbucks, Samsung, Apple ... hàng loạt công ty nước ngoài đang phải chịu ''cơn thịnh nộ" của các nhà chức trách Trung Quốc. Một trò chơi như con dao hai lưỡi, có thể gây hại ngược trở lại cho chính quyền của Trung Quốc .
Nhiều tuần trở lại đây, một số công ty nước ngoài đã trở thành đối tượng tấn công của phương tiện truyền thông Trung Quốc, mà nạn nhân gần đây nhất Tập đoàn Starbucks với cáo buộc đã bán cà phê với giá quá đắt đỏ.
Có thể nhận thấy, các công ty nước ngoài tại Trung Quốc đã lạc nhịp và không biết cách nào để ứng phó. Trong rất nhiều bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, thông điệp rõ ràng nhất được truyền đi đó là: những tập đoàn, công ty nước ngoài được chào đón. Ngay cả Chủ tịch Tập Cận Bình cũng vừa nhắc lại điều này cho hàng loạt những giám đốc điều hành tại công ty nước ngoài hàng đầu tại Trung Quốc và thậm chí còn ca ngợi sự đóng góp tích cực của họ cho đất nước. Tuy nhiên trên thực tế, họ lại chính là mục tiêu thường trực mà các phương tiện truyền thông bản địa muốn nhằm vào.
Một ví dụ mới nhất về công ty Samsung. Lãnh đạo của họ đã lên tiếng xin lỗi công chúng về vấn đề gặp phải trên một số điện thoại di động của mình. Samsung cam kết sẽ miễn phí hoàn toàn chi phí sửa chữa cho khách hàng và hoàn tiền cho những thiết bị không thể sửa chữa được. Nguyên nhân của vụ bê bối này xuất từ một báo cáo của đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV được phát đi vào ngày 21/10, chứng minh thẻ đa phương tiện gây ra lỗi phần mềm trong smartphone Galaxy Note và Galaxy S, khiến máy bị tắt đột ngột. Chưa hết, chỉ đúng 24 giờ sau đó, một cuộc tấn công tiếp theo hướng vào các quán cà phê của Starbucks với cáo buộc "Starbucks: Đồ đắt đỏ ở Trung Quốc", cũng do chính đài truyền hình này thực hiện và phát sóng.
Vào tháng 4, Apple cũng đã phải xin lỗi khách hàng Trung Quốc sau khi bị truyền thông nước này "tố cáo" phạm sai phạm trong dịch vụ sau bán hàng và không tôn trọng phản hồi của khách hàng. Và hãng xe hơi của Đức -Volkswagen cũng hứng chịu cuộc tấn công tương tự.
Trong khi đó, các công ty dược phẩm nước ngoài cũng nằm giữa tâm cơn bão". GlaxoSmithKline (GSK) là một trong số đó và hãng dược phẩm của Anh đã bị điều tra tham nhũng. Một loạt các công ty sản xuất sữa trẻ em cũng không tránh khỏi cáo buộc tự ấn định giá.
Dĩ nhiên có một sự khác biệt căn bản giữa một cáo buộc hay sự nghi ngờ với và hoạt động thương mại trái phép. Nhưng tất cả những trường hợp kể trên đều có một điểm chung: các công ty nước ngoài được tấn công theo nhóm với quy mô tương ứng. Có vẻ Bắc Kinh đã quyết định giải quyết những công ty được coi là "ngôi sao" của chủ nghĩa tư bản quốc tế. Apple và Starbucks đều phải từ bỏ "tấm áo Mỹ" để cố gắng giành chiến thắng trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt tại Trung Quốc và mỗi khi bị tấn công, họ phải lập tức chuẩn bị những lời xin lỗi, bất kể hành động đó có đi ngược với chiến lược mục tiêu đi chăng nữa.
Đối với chính quyền Bắc Kinh, đây có vẻ như một chiến lược có chủ đích nhưng như một con dao hai lưỡi, những tấn công nhằm vào Starbucks lại dội ngược lại những dư luận không tốt về sự điều hành của chính quyền. Bên cạnh lợi ích rõ ràng trước mắt: góp phần bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước sự cuộc "xâm lấn" của những gã khổng lồ quốc tế Nhưng rõ ràng, bức tranh về môi trường kinh doanh tại Trung Quốc cũng trở nên đáng lo ngại hơn. Như những lời xin lỗi thường trực, các công ty nước ngoài phải đối mặt với nỗi "e sợ" tại thị trường luôn hấp dẫn về sức mua lớn và những lời hứa hẹn mở cửa của các nhà lãnh đạo.
Trong một khía cạnh khác, những cuộc tấn công gần đây chống lại Starbucks đã dội ngược trở lại phía Bắc Kinh, như lời bình luận của một khán giả Trung Quốc: "CCTV, họ có thể nói về giá bất động sản và giá xăng (... ) trước khi nói chuyện về cà phê quá đắt hay không?".
Nguồn Dân Việt