Hủy
Thế giới

Trung Quốc tăng đầu tư vào châu Âu trong quý II

Thứ Ba | 11/09/2012 08:31

Trung Quốc đang tăng cường đầu tư ở nước ngoài, trong đó, châu Âu được coi là một trong những thị trường hấp dẫn nhất của nước này.
 

Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc bao gồm cả các thương vụ sáp nhập và mua lại trong 3 tháng kết thúc vào ngày 30/6 đạt 24 tỷ USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái, khảo sát do công ty cổ phần tư nhân A Capital thực hiện cho biết.

Châu Âu được coi là điểm đến chủ yếu của các thương vụ sáp nhập và mua lại của các công ty Trung Quốc trong quý II, chiếm 48% theo giá trị hợp đồng, tăng 95% so với quý II/2011, báo cáo chỉ số Dragon hàng quý của A Capital cho biết.

Trong nửa đầu năm 2012, các vụ sáp nhập và mua lại của Trung Quốc ở châu Âu đạt 7 tỷ USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 31% tổng giá trị hợp đồng.

"Hoạt động đầu tư ở châu Âu tiếp tục tăng mạnh khi thị trường này vẫn mở cửa đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc cần thay đổi chiến lược nhằm nâng cao giá trị về công nghệ, thương hiệu và các tiếp cận khách hàng", A Capital, công ty cổ phần tư nhân chuyên hỗ trợ các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài cho biết thêm.

Trong tháng 7, A Capital cùng với nhà phân phối hàng xa xỉ Sparkle Roll Holdings của Trung Quốc đã giành cổ phần tối thiểu ở nhà sản xuất thiết bị điện tử Bang & Olufsen của Đan Mạch.

Hoạt động tìm kiếm nguyên liệu thô tiếp tục là yếu tố đầu tư hàng đầu của Trung Quốc trong quý II, chiếm 53% tổng giao dịch ở nước ngoài. Trong đó, thương vụ nổi bật nhất là Tập đoàn khai khoáng Yanzhou Coal Mining tiếp quản Gloucester Coal của Australia.

Trong những lĩnh vực khác, châu Âu là nơi Trung Quốc đầu tư nhiều nhất, chiếm 95% các thương vụ không liên quan đến đầu tư vào tài nguyên khoáng sản của nước này. Trong đó, thương vụ lớn nhất trong quý II là Tập đoàn Tam Hiệp của Trung Quốc chi 3,5 tỷ USD thâu tóm 21,4% cổ phần trong tập đoàn cung cấp điện EDP-Energias de Portugal của Bồ Đào Nha.

Chính phủ Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp của họ đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài để tăng tính cạnh tranh và đảm bảo nguồn cung về tài nguyên thiên nhiên, công nghệ cũng như chuyên gia cho Trung Quốc. Ngoài ra, chiến lược này cũng nhằm đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc.

Nguồn Market Watch/Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới