Hủy
Kinh Doanh

Ai mua cổ phần thoái vốn giá cao?

Thứ Hai | 24/12/2012 08:31

Hầu hết bản công bố thoái vốn của doanh nghiệp đều để trống bên mua và điều đặc biệt là giá thoái vốn cao so với mặt bằng giá.
 

Hàng loạt doanh nghiệp tính chuyện thoái vốn giá cao

Nếu kế hoạch bán vốn tại Công ty cổ phần Sông Đà Miền Trung thành công, có lẽ SJM khá may mắn bởi lẽ mức giá bán vẫn đạt 10.000 đồng/cổ phần trong bối cảnh thị giá hầu hết cổ phiếu nhóm Sông Đà niêm yết đều dưới mệnh giá.

Tại VNH, công ty thông qua chuyển nhượng bớt phần vốn góp tại Đồ hộp Phú Nhật cho cá nhân là bà Trần Thị Thuý hiện là Phó Chủ tịch công ty.

Tại LCG, thương vụ chuyển nhượng 7,5 trong tổng số 8,44 triệu cổ phần Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Nghi Sơn (NIDIC) được Hội đồng quản trị thông qua về mặt chủ trương. Giá chuyển nhượng không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phần. Nếu chuyển nhượng thành công, LCG thu về được ít nhất 75 tỷ đồng tiền mặt, góp phần "đỡ" cho tình hình thanh toán đang rối hiện nay.

FLC công bố Quyết định số 108/2012/QĐ-HĐQT-FLC của Hội đồng quản trị ngày 18/12/2012 về việc chuyển nhượng cổ phần tại Công ty cổ phần Đại lý Thuế Hùng Quân. Giá chuyển nhượng đạt 10.000 đồng/cổ phần.

Thế nhưng, mảng sáng bán vốn thể hiện ở mức giá thoái vốn đầu tư của khá nhiều công ty ở mức khá cao. Ví dụ, dù thị giá hầu hết cổ phiếu nhóm Sông Đà niêm yết đều xuống dưới mệnh giá thì SJM lại lên kế hoạch bán vốn tại Sông Đà Miền Trung bằng mệnh giá.

VCG cũng thế. Thị giá của các doanh nghiệp công ty này lên kế hoạch thoái vốn đều chỉ bằng 1/3 giá kế hoạch của VCG nhưng không muốn lỗ nên phương án thoái vốn giá vẫn cao ngất ngưởng. Do nhu cầu thực hay lấy quyền "làm mẹ" để thoái vốn tại công ty con cho các con khác còn là câu hỏi ngỏ. Chỉ một điều chắc chắn: thoái vốn là cần thiết cho sự sống còn của công ty mẹ khi việc vay vốn ngoài lẫn huy động vốn cổ phần đang khó khăn.

Đứng trước nguy cơ khó lòng hoạt động liên tục do thanh khoản kiệt quệ, vay nợ nhiều và còn nhiều khoản tiền lớn bị kiểm toán ngoại trừ, việc PVX bán thành công 18,15 triệu cổ phiếu PVR cho OGC và VNT với giá 10.000 đồng trong khi thị giá chỉ 3.300 đồng khiến cổ đông ngỡ ngàng.

Trống tên bên mua

Một thời gian dài thị trường chứng khoán giảm sâu đã kéo thị giá hàng loạt doanh nghiệp xuống dưới mệnh giá, thậm chí, giá rẻ hơn cả rau với nhiều cổ phiếu dưới 1-2.000 đồng.

Những công bố thoái vốn của doanh nghiệp lại khiến nhà đầu tư giật mình. Đa phần đều có giá thoái vốn lớn hơn hoặc bằng mệnh giá.

Ví dụ gần đây nhất, trong bản chào bán cổ phần VC6, Vinaconex-VCN, VCG chào bán riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư và có gửi văn bản chào bán gửi 11 công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam và chào bán cho cán bộ công nhân viên của chính VC6, VCN, cổ đông lớn, các công ty con của tổng công ty. Giao dịch thoả thuận trên sàn hoặc một hình thức khác được Ủy ban chứng khoán chấp thuận.

Phải nói thêm rằng, hầu hết doanh nghiệp không công bố bên nhận chuyển nhượng. Ai đã mua cổ phần giá cao? Doanh nghiệp đã bán được bằng giá trị thật hay chỉ loanh quanh chuyển từ mẹ sang con, từ con yếu sang con khoẻ để làm đẹp chỉ số tài chính? Những câu hỏi này không ai trả lời nổi cho nhà đầu tư. Bởi lẽ, doanh nghiệp làm đúng luật.

Nguồn cafeF


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới