Hủy
Kinh Doanh

NSC sẵn sàng đón TPP, đã liên hệ với Hoàng Anh Gia Lai để cung cấp giống

Thứ Tư | 16/04/2014 09:34

UBND tỉnh Quảng Nam thông báo sẽ bán nốt 25% vốn cho NSC, trong thời gian tới NSC sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty giống Quảng Nam lên 85%.
 

Tại đại hội cổ đông thường niên 2014 của CTCP Giống cây trồng Trung ương (.NSC), nhiều câuhỏi của nhà đầu tư về chiến lược hoạt động của công ty cũng như khả năng cạnh tranh của của NSC nếuViệt Nam gia nhập TPP đã được ban lãnh đạo NSC trả lời cụ thể.

Tốc độ tăng trưởng LNST 20%/năm

Theo đó, đại diện Công ty quản lý quỹ Vietcombank đặt câu hỏi: "Năm nay NSC đặt kế hoạch 650tỷ doanh thu, đến năm 2016 công ty đặt kế hoạch 1.000 tỷ,như vậy để đạt mục tiêu thì NSC phải đạttốc độ tăng trưởng doanh thu 24% trong 2 năm tới, xin ban lãnh đạo cho biết cơ sở nào để nSC đạtđược doanh thu này, lợi nhuận có tăng tương ứng hay không?"

Bà Trần Kim Liên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc NSC: Trong xây dựngchiến lược phát triển công ty 2014-2016, NSC đặt kỳ vọng doanh thu đạt 1.000 tỷ trong năm 2016, tốcđộ duy trì LNST khoảng 20-25%/năm.

Để đạt tốc độ này năm sau NSC phải cán đích 140-150 tỷ LNST dựa trên cơ sở căn cứ vào khả năngphát triển công ty, cơ cấu sản phẩm, và giá dự kiến với biến động giá 5%/năm.

Mục tiêu tỷ suất lợi nhuận của NSC đến năm 2016 dự kiến lên khoảng 17-18% khi doanh thu khoảng1.000 tỷ thì lợi nhuận đạt khoảng 180 tỷ. Để cam kết chắc chắn thì có nhiều yếu tố đi theo nhưngNSC xây dựng chiến lược và hoạch định chiến lược, mục tiêu phát triển công ty thì như thế. Đây làchiến lược phát triển của công ty mẹ.

TPP: Thách thức nhưng cũng là cơ hội

Một nhà đầu tư khác đặt câu hỏi: NSC có ý định hướng phát triển ngô và đậu tương phục vụmảng thức ăn chăn nuôi, mảng này hiện chúng ta phải nhập khẩu trong khi sắp tới Việt Nam gia nhậpTPP sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ hay Úc, Hoàng Anh Gia Lai cũng đang mở rộngdiện tích trồng ngô tại Lào hơn 5.000 ha, vậy chiến lược cạnh tranh của NSC ra sao?

Bà Trần Kim Liên: Công ty không có ý định sản xuất ngô và đậu tương để thay thếhàng nhập khẩu phục vụ thức ăn chăn nuôi mà NSC là công ty cung cấp giống cây trồng, chủ trương củabộ NN&PTNT là chuyển một phần diện tích lúa sang giống cây trồng, NSC phải điều chỉnh chiếnlược kinh doanh của mình, tức là phải tập trung nghiên cứu mặt hàng thức ăn chăn nuôi như rau đậu,ngô…

Gần đây Hoàng Anh Gia Lai là một tập đoàn kinh doanh BĐS đã chuyển sang kinh doanh nông nghiệprất hiệu quả tại Lào, Campuchia như cao su, mía đường, hiện nay HAGL có trên 8.000 ha ngô tạiCampuchia và 5.000 ha tại lào. Ngày hôm qua Chúng tôi đã bắt đầu liên hệ với HAGL tạiLào để hợp tác cung cấp giống.

Tuy nhiên chủ trương của Bộ NN&PTNT như thế nhưng không phải có chủ trương là có thể thựchiện triển khai ngay được. Ngô và đậu tương là 2 cây trồng áp lực cạnh tranh nhất,chưa kể nếu gianhập TPP khối châu á thái bình dương có Mỹ thì Mỹ đang là nước chúng ta nhập khẩu đậu tương và ngôrất lớn cho thức ăn chăn nuôi.

Với khả năng cạnh tranh hiện tại của nông dân Việt Nam rất khó nếu không có hỗ trợ của Nhà nước,ruộng đất thì manh mún, đồng bằng sông Hồng mỗi hộ được 1 sào, và đây chính là cản trở lớn nhất chosản xuất Việt Nam.

Chúng ta không thể sản xuất quy mô lớn mà mỗi nhà sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp, khả nănghình thành các vùng chuyên môn hóa cũng là thách thức tại thời điểm này.

Khả năng cạnh tranh về giá (chưa gia nhập TPP) gần như rất yếu, vì đậu tương Việt Nam thời giansinh trưởng ngắn 3 tháng, đậu tương nước ngoài là đậu tương biến đổi gien có thời gian sinh trưởngdài, 1 nông hộ có 1.000 ha, từ khâu gieo, thu hoạch đều bằng máy bay, năng suất cao, giá thành hạtrong khi chúng ta manh mún nhỏ.

Về ngô, các giống ngô nước ngoài đều là ngô biến đổi gen, gieo rất dày và năng suất cao, cơ giớihóa tự động hóa hoàn toàn khâu chế biến sản xuất. Ngô của nước ngoài chất lượng không bằng của ta,nên giá thánh rất rẻ, đây là thách thức rất lớn cho nông nghiệp Việt Nam.

Bộ NN&PTNT khuyến cáo chuyển dịch một phần diện tích sang ngô, khoai lang đậu tương thaylúa, còn quyết định bao nhiêu thì không có số cụ thể. NSC quy đón đầu xu thế tất yếu đấy, chúng takhông thể sản xuất lúa gạo mãi được, chúng tôi có bộ giống để tạo tư liệu sản xuất cho chiến lượctái cấu trúc, NSC đã nghiên cứu giống ngô thức săn gia súc ngắn ngày để giúp đồng bằngsông Hồng tăng thêm 1 vụ đông, ở vùng chuyên canh ngô phía bắc và Tây Nguyên, đồngbằng Sông cửu Long sẽ là những giống ngô dài ngày hơn, thời gian sinh trưởng khoản 3 tháng để sảnxuất thay thế hàng nhập khẩu.

Về khả năng cạnh tranh khi gia nhập TPP, NSC đi theo chuỗi giá trị lúa gạo chấtlượng cao gồm lúa chất lượng và thực phẩm chức năng năng, gạo xuất khẩu cho vùng cácnước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật - loại gạo tròn hạt dẻo làm susi và hướng sản xuất tự nhiênvà quy trình sản xuất hữu cơ, gạo sạch nâng cao chất lượng cộng đồng.

Khi gia nhập TPP các DN nông nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội nhưng nhiều thách thức, cụthể trong quy định TPP có phần về sở hữu trí tuệ, mở rộng và kéo dài thời gian sở hữu trí tuệ, thờigian công nhận bảo hộ sở hữu trí tuệ ngay lập tức trong khi đó năng lực khả năng cạnh tranh của cáccông ty giống về khả năng R&D sẽ chịu áp lực lớn. Các DN sẽ bị áp lực trước sự thay đổi nhanhchóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và hàng rào thuế quan không còn nữa.

Tuy nhiênnếu chúng ta gia nhập TPP sẽ có cơ hội về các sản phẩm nông sản nhiệtđới, NSC sẽ đi vào thị trường ngách là tập trung sản phẩm có thế mạnh nông sản nhiệtđới đặc biệt là sản phẩm rau nhiệt đới.

Một nhà đầu tư hỏi về việc xuất khẩu giống sang Trung Quốc, khả năng xâm nhập vào thị trườngrộng lớn này như thế nào? Tại sao NSC là doanh nghiệp khoa học công nghệ lại trích lập quỹ đầu tưphát triển chỉ 1-2%LNTT, việc mua công ty giống cây Quảng Nam có lợi gì cho NSC?

Bà Trần Kim Liên: Mục tiêu chúng tôi sẽ M&A các công ty giống cùng ngành,tại công ty giống Quảng Nam chúng tôi đã nâng tỷ lệ sở hữu lên 60%, UBND tỉnh Quảng Nam vừa thôngbáo sẽ bán nốt 25% vốn cho NSC, do đó trong thời gian tới NSC sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tạicông ty giống Quảng Nam lên 85%, công ty này nằm ở vùng sinh thái có thể sản xuất hạtlai và có quỹ đất.

Về hợp tác quốc tế, hiện nay chủ trương của công ty một mặt nghiên cứu nguồn gen tốt, thứ hai làchiến lược phải đứng trên vai những người khổng lồ để nhìn xa hơn. NSC sẽ có cách ngắn hơn để kiếmtiền để tăng tích lũy bằng cách hợp tác và tái đấu tư cho nghiên cứu, tranh thủ cơ hội khoa học kỹthuật cho các công ty.

NSC đã liên hệ với chục công ty lớn trên thế giới như Reach One của HàLan (công ty rau lớn thứ 2 trên thế giới, doanh thu 500 triệu USD), tập đoàn thứ 2 về lúa lai củaấn độ Fvanta, tập đoàn về lĩnh vực rau Smith (tập đoàn đa quốc gia độc lập), ngoài ra Nhật cóSakata ứng dụng một số rau ôn đới như carot, bắp cải, vê lúa quan hệ với Baye của Ấn độ, tập đoànVạn Xuyên của Trung Quốc..Hai trường đại học lớn đào tạo đội ngũ cho NSC là Nông nghiệp Tứ Xuyên vàVân Nam.

NSC vừa qua có 2 giống rau lọt vào top 60 công ty tại hội chợ của Trung Quốc, một là giống bíxanh và mướp đắng. Trước mắt NSC tập trung vào xuất khẩu vào tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông.

Về chi phí cho khoa học công nghệ, trong luật thuế cho phép DN được trích 10% LNTT phục vụ chohoạt động R&D, về phần này Vinaseed có gần 100 tỷ quỹ đầu tư phát triển, HĐQT quyết định quỹđầu tư phát triển tập trung cho R&D nếu Ban điều hành trình các dự án cụ thể. Hiện tại, nguồnquỹ đầu tư rất lớn nên NSC không trích phần trăm quá lớn vì theo quy định của thông tư Bộ Tài chínhliên bộ, khi trích trước thuế đó là khoản kinh phí và phải được giám sát các tổ chức tài chính củangân sách nhà nước, nếu không sử dụng phải nộp lại và hoàn thuế.

Đại hội đã thông qua tất cả các tờ trình của HĐQT.

Nguồn NDH


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới