Hủy
Phong Cách Sống

Xu hướng "nghỉ việc thầm lặng" toàn cầu

Nguyên Hồ Thứ Ba | 06/09/2022 15:47

Khái niệm này đã gây ra một làn sóng bình luận trái chiều từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, huấn luyện viên nghề nghiệp và các chuyên gia khác.

Không làm thêm giờ tối thứ 6, không tham gia xây dựng đội nhóm, chỉ làm ở mức 'bình bình',... là một vài biểu hiện của nhân viên "nghỉ việc thầm lặng".
 

Có một thuật ngữ phổ biến dạo gần đây mang tên “nghỉ việc thầm lặng” (quiet quitting), tuy nhiên nó lại không thật sự nói về nghỉ việc hay sự trầm lặng, mà là về xu hướng làm việc “nhàn” hết mức có thể ở một bộ phận các nhân viên văn phòng trên toàn cầu, khi họ bắt đầu vẽ ranh giới rạch ròi giữa công việc và cuộc sống.

Không làm thêm giờ tối thứ 6, không tham gia xây dựng đội nhóm, chỉ làm ở mức 'bình bình', tắt các ứng dụng trao đổi công việc sau giờ làm rồi kể về công việc trên mạng xã hội sau đó,... là một vài biểu hiện của nhân viên "nghỉ việc thầm lặng".

Việc một người ủng hộ hay phê phán “nghỉ việc thầm lặng” còn phụ thuộc nhiều vào cách họ định nghĩa thuật ngữ này. Có nhiều người cho rằng đây là ý tưởng phản đối làm thêm việc ngoài giờ mà không được trả công nên chỉ làm việc ngang mức được trả, cũng có nhiều người cho rằng đây là hành động bao biện cho sự lười biếng và năng suất làm việc kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, đối với nhiều nhân viên văn phòng, xây dựng mối quan hệ công sở ngày càng trở nên khó khăn và ít được ưu tiên hơn. Vai trò của tình đồng nghiệp hiện đang trở thành một thách thức lớn, khi các công ty tìm cách xây dựng lại văn hóa công sở với nhiều nhân viên vẫn còn xa cách. Trong số gần 4.000 nhân viên được Gallup khảo sát vào tháng 6, 17% cho biết họ có một “người bạn thân nhất” tại nơi làm việc, giảm so với mức 22% vào năm 2019. 

Bà Maria Kordowicz, Phó giáo sư về hành vi tổ chức tại Đại học Nottingham cho biết sự gia tăng của xu hướng “nghỉ việc thầm lặng” làm giảm đáng kể mức độ hài lòng trong công việc nói chung.

Báo cáo về nơi làm việc toàn cầu năm 2022 của Gallup cho thấy chỉ có 9% người lao động ở Anh gắn bó hoặc nhiệt tình với công việc, xếp thứ 33 trong số 38 quốc gia châu Âu. Cuộc khảo sát nhân viên của NHS, được thực hiện vào mùa thu năm 2021, cho thấy tinh thần đã giảm từ 6,1 trên 10 xuống 5,8 và mức độ gắn bó của nhân viên giảm từ 7,0 xuống 6,8.

COVID đã tạo ra một thế hệ nhân viên chỉ làm
COVID đã tạo ra một thế hệ nhân viên chỉ làm "vừa đủ" để giữ được chiếc ghế tại công ty.

Bà Kordowicz nói nguyên nhân khiến quiet quitting bùng nổ là do mọi người có cảm nhận về cái chết rõ hơn trong đại dịch và nghĩ rằng: “Công việc có ý nghĩa gì đối với tôi? Làm cách nào để tôi có thể thực hiện một vai trò phù hợp hơn với các giá trị của mình?'".

Trong đại dịch, mọi người bị ảnh hưởng vì kiệt sức bởi khối lượng công việc, thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Điều này có thể dẫn tới việc ít hài lòng hơn trong công việc, thiếu nhiệt huyết và không muốn gắn bó. 

Có không ít người đạt được tham vọng nhưng đồng thời nhận ra rằng đó không phải là những gì họ đang tìm kiếm trong cuộc đời. Cô Amie Jones bắt đầu sự nghiệp tiếp thị và trở thành giám đốc truyền thông của một tổ chức phi lợi nhuận vào năm 2017. "Đó từng là công việc mơ ước của tôi. Nhưng bây giờ nói thế thì thấy thật lạ lẫm", cô cho hay. Cô từng phải liên tục nghe điện thoại vào cuối tuần, ngày lễ, vào 22h30 tối, dậy sớm và về khuya để theo kịp đồng nghiệp.

đối với nhiều nhân viên văn phòng, xây dựng mối quan hệ công sở ngày càng trở nên khó khăn và ít được ưu tiên hơn
Đối với nhiều nhân viên văn phòng, xây dựng mối quan hệ công sở ngày càng trở nên khó khăn và ít được ưu tiên hơn. Ảnh: theconversation.

Cho đến khi biết được người bạn thân nhất từ trường đại học chỉ làm ba ngày một tuần, cô phải thốt lên "Thật khủng khiếp, nhưng tôi không khỏi suy xét điều đó. Chúng tôi đều có ý định cùng nhau leo ​​lên nấc thang của sự nghiệp. Nhưng sự bận rộn hiện tại không tương thích với giá trị của tôi và nó làm tôi ngỡ ngàng.” Trong vòng 18 tháng, cô Jones đã nghỉ việc để bắt đầu kinh doanh Câu lạc bộ Sách Trẻ em Kind của riêng mình.

Gần đây, các công ty công nghệ đã tận dụng phản ứng chống lại văn hóa làm việc lâu dài lấy cảm hứng từ nhân vật Gordon Gekko của những năm 1980. Họ tạo ra môi trường làm việc với văn phòng màu sắc rực rỡ, đồ ăn thức uống miễn phí và định hình phong cách công ty có sứ mệnh và mục đích.

Điểm sáng là một vài công ty đang thiết kế những công việc mang lại cho nhân viên quyền kiểm soát, niềm tự hào về công việc của họ và mức lương công bằng. Nhưng những nỗ lực đó đang bị ngăn trở bởi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và làm người lao động cảm thấy hụt hẫng.

Có thể bạn quan tâm: 

Cần hơn 7 tỉ đồng để nuôi một đứa trẻ từ sơ sinh đến trung học

Nguồn The Guardian


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới