Hủy
Thế giới

Mỹ gắn mác Trung Quốc thao túng tiền tệ, giới phân tích quốc tế nói gì?

Thảo Nhi Thứ Ba | 06/08/2019 21:13

Ảnh: Economist

Vào ngày 5/8, chính quyền Trump đã triển khai một vũ khí nữa trong cuộc chiến với Trung Quốc: gắn mác thao túng tiền tệ.
 

Sau khi Tổng thống Donald Trump đăng một số tweet than phiền, Bộ Tài chính chính thức gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Chính phủ Trung Quốc bị buộc tội phá giá tiền tệ để giành lợi thế không lành mạnh trên trường thương mại quốc tế. Trong hơn 25 năm qua, đây là lần đầu tiên Bộ Tài chính đưa ra một cáo buộc như vậy.

Việc đồng Nhân dân tệ (NDT) rớt giá so đồng USD đã khiến chính quyền Trump gán mác thao túng tiền tệ lên Trung Quốc. Vào ngày 5/8, lần đầu tiên đồng NDT giảm mạnh xuống dưới mức lằn ranh đỏ (7 NDT đổi 1 USD) trong hơn một thập kỷ qua. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) thường giám sát chặt chẽ giá trị tiền tệ của mình, thỉnh thoảng can thiệp chống lại áp lực thị trường.

Tuy nhiên, từ sự phân tích các dữ kiện, có thể thấy chính quyền Trump có chút nhầm lẫn. Trên thực tế, Trung Quốc đã luôn lo ngại về việc đồng tiền của mình bị mất giá mạnh, vì sợ sẽ khiến người dân hoang mang và khiến công đồng quốc tế chỉ trích. Hơn nữa, vào cuối năm 2018, sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc không phải để làm suy yếu đồng NDT mà là để ngăn đà mất giá của đồng tiền này. Vào ngày 1/8, việc chính quyền Trump công bố mức thuế đã tạo ra áp lực mất giá lên đồng NDT, có vẻ như lần này PBOC đã để các lực lượng thị trường điều chỉnh đồng tiền của mình. Người thực sự muốn can thiệp để khiến NDT mất giá so với USD chính là ông Trump.

My gan mac Trung Quoc thao tung tien te, gioi phan tich quoc te noi gi?
Nhân dân tệ vượt lằn ranh đỏ.

Xét theo tiêu chuẩn chính thức của Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc cũng không phải kẻ thao túng tiền tệ. Theo hệ thống “giám sát nâng cao” của Bộ Tài chính Mỹ, để bị gắn mác thao túng tiền tệ, một đất nước phải có thặng dư thương mại song phương đáng kể với Mỹ, phải có thặng dư tài khoản vãng lai lớn, và phải thực hiện một “sự can thiệp liên tục, một chiều vào thị trường ngoại hối”. Mark Sobel, một cựu quan chức từng quản lý các hoạt động giám sát việc thao túng tiền tệ của Bộ Tài chính Mỹ trong 14 năm, và hiện đang làm việc tại Official Monetary and Financial Institutions Forum - một cơ quan nghiên cứu về Tài chính và Tiền tệ, lưu ý rằng Trung Quốc chỉ đáp ứng được điều đầu tiên trong ba điều. Thay vào đó, chính quyền Trump dường như đã đã làm méo mó định nghĩa về thao túng tiền tệ để khiêu khích Trung Quốc.

Trong trung hạn, chiến lược gắn mác này có thể không tạo ra nhiều tác động. Theo luật pháp Mỹ, ông Trump có thể chỉ đạo chính phủ liên bang ngừng giao thương với Trung Quốc, hoặc ông Trump có thể từ chối đạt thỏa thuận thương mại với nước này. Thông báo chính thức cho biết chính quyền Trump sẽ kết hợp với IMF “để loại bỏ những lợi thế cạnh tranh không lành mạnh do các hành động mới nhất của Trung Quốc tạo ra”. Điều này sẽ không thể khiến Trung Quốc lo sợ.

Chính những nhà đầu tư mới là người lo sợ, họ hoang mang không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo trong cuộc chiến ăn miếng trả miếng giữa Mỹ-Trung. Hộp thư của họ đã đầy ắp những báo cáo dự đoán từ các nhà phân tích về việc liệu sắp tới Bộ Tài chính có can thiệp vào tiền tệ hay không. Nếu ông Trump không hài lòng với sức mạnh của đồng USD, có khả năng ông ấy sẽ chỉ đạo Bộ Tài chính mua ngoại tệ, có thể bao gồm cả đồng NDT, để ép giá đồng USD xuống. Hoặc sự rớt giá liên tục của NDT có thể sẽ dẫn đến các mức thuế quan cao hơn. Cho dù xảy ra điều gì, các nhà đầu tư cũng cảm thấy không yên lòng. Thông báo này được đưa ra sau ngày tồi tệ nhất trên thị trường chứng khoáng Mỹ trong năm 2019.

Nguồn Economist


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới