Mỹ nỗ lực giảm phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng Trung Quốc
Ảnh: AFP
Chiến lược thoát Trung
Theo hãng tin Reuters, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy mạnh sáng kiến nhằm rút những chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu khỏi Trung Quốc. Trong khi Washington đang cân nhắc áp các khoản thuế mới đối với Bắc Kinh liên quan đến cách xử lý việc bùng phát dịch COVID-19.
Ông Trump, người gần đây tăng cường công kích Trung Quốc trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ dự kiến vào ngày 3.11, từ lâu cam kết đưa hoạt động sản xuất ở nước ngoài về Mỹ.
Giới chức cấp cao và cựu quan chức Mỹ cho biết hiện thiệt hại kinh tế và số người tử vong cao do dịch COVID-19 tại Mỹ đang thúc đẩy chính phủ nước này chuyển sự phụ thuộc về sản xuất và chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, thậm chí thay vào đó là các nước khác "thân thiện hơn".
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach nêu rõ: "Chúng tôi vẫn đang nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc các chuỗi cung ứng vào Trung Quốc trong một vài năm qua và hiện chúng tôi đang đẩy mạnh sáng kiến này. Tôi nghĩ quan trọng là phải hiểu những lĩnh vực chủ chốt cũng như những nút thắt mấu chốt nằm ở đâu". Theo ông Krach đây là vấn đề then chốt với an ninh Mỹ và chính phủ khả năng sẽ sớm thông báo một biện pháp mới.
Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao cũng như các cơ quan khác của Mỹ đang tìm các biện pháp để thúc đẩy các công ty loại bỏ cả nguồn cung và sản xuất khỏi Trung Quốc. Trong số những biện pháp này có những ưu đãi về thuế và các khoản trợ cấp đang được cân nhắc.
Thời gian gần đây, Mỹ lên tục đưa nhiều bằng chứng “vạch trần” Trung Quốc. Theo AFP ngày 1.5 đưa tin, khi được hỏi liệu có bất cứ bằng chứng nào khiến Mỹ tin chắc rằng Viện Virus học Vũ Hán là nguồn gốc gây bùng phát dịch bệnh COVID-19 hay không, Tổng thống Donald Trump trả lời: “Vâng, tôi có”, song không tiết lộ thêm thông tin liên quan.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tích cực các biện pháp để thúc đẩy nguồn cung và sản xuất khỏi Trung Quốc. Ảnh: Reuters |
Áp thuế quan lên hàng hóa Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa Trung Quốc, sau khi tuyên bố có bằng chứng liên kết virus Corona mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19 với một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán.
Theo đó, tuần trước Tổng thống Trump cảnh báo sẽ áp đặt mức thuế mới tới 25% đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có trị giá 370 tỉ USD. Ông Trump tuyên bố, tăng thuế đối với Trung Quốc "rõ ràng là một phương án" khi ông đang cân nhắc các cách đáp trả việc virus SARS-CoV-2 xuất phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, lây lan trên khắp thế giới.
Tổng thống Trump nói thêm Mỹ có thông tin về những gì xảy ra tại Trung Quốc và ông sẽ sớm có bản báo cáo về vụ việc này “trong tương lai không xa”. “Lẽ ra họ có thể đã ngăn chặn được nó". Tổng thống Trump đề cập việc Trung Quốc không nhanh chóng hủy các chuyến bay quốc tế di chuyển từ quốc gia này.
Tại cuộc họp báo, Tổng thống Trump còn cho biết ông có thể xem xét áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa Trung Quốc nếu tính đến các biện pháp trả đũa Bắc Kinh. Trước đó, ông Trump cho hay lẽ ra Trung Quốc có thể ngăn chặn bệnh COVID-19 trước khi nó biến thành đại dịch và càn quét toàn cầu, nhấn mạnh Washington đang “điều tra hết sức nghiêm túc” về chuyện gì đã xảy ra.
“Chúng tôi cho rằng dịch COVID-19 lẽ ra đã được dập tại nguồn. Lẽ ra bệnh dịch có thể được dập tắt nhanh chóng và không lây lan khắp toàn cầu như hiện nay”, theo Tổng thống Trump. Còn cố vấn thương mại của Nhà Trắng Peter Navarro cáo buộc Trung Quốc không những bán các thiết bị xét nghiệm COVID-19 kém chất lượng mà còn gửi hàng “dỏm” cho Mỹ để thu lợi từ dịch bệnh.
Ông Navarro cho hay Mỹ đang rất cần thêm nhiều thiết bị xét nghiệm COVID-19 và xét nghiệm kháng thể trước khi đưa lực lượng lao động quay lại làm việc sau thời gian phong tỏa để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. “Tuy nhiên, chúng ta không thể dùng thiết bị Trung Quốc, vì họ cung cấp toàn hàng kém chất lượng và cả hàng giả”, cố vấn Nhà Trắng nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm:
►Thế giới chật vật mở cửa trở lại
►Trung Quốc sẽ phải chịu trách nhiệm về virus SARS-CoV-2
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Nguyên Hồ
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Thái Tuệ