Hủy
Thế giới

Trung Quốc đang tiến gần tới giảm phát?

Thứ Ba | 10/07/2012 09:27

Các nhà quản lý Trung Quốc lo lắng nhiều về lạm phát, nhưng nguy cơ đang lớn lên lúc này có vẻ lại là giảm phát, theo phân tích của Financial Times.
 

Các dữ liệu chính thức ngày 9/7 chỉ ra chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,2% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm trước, giảm từ mức tăng 3% tháng 5. Tuy nhiên, theo các biểu đồ Financial Times xây dựng, các nhân tố cơ bản như tăng trưởng tiền, và chỉ số giá sản xuất (PPI) đang chỉ ra CPI sẽ giảm nhiều hơn nữa.

Đầu tiên, PPI tăng trưởng âm năm nay, đánh dấu lần đầu tiên rơi vào giảm phát của PPI từ 2009. PPI Trung Quốc tháng 6 giảm 2,1 %, tháng thứ 4 liên tiếp chỉ số này giảm. Trong khi có mối liên hệ thuận chiều mật thiết giữa CPI và PPI, PPI thế nào thì CPI cũng sẽ theo chiều hướng đó.

Patrick Perret-Green của CitiGroup, từng cho biết, trong 15 năm qua, bất cứ khi nào PPI giảm xuống âm tới mức này ( giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước), CPI cũng giảm xuống giữa khoảng 0 và âm 1%. Perret-Green nhận định, hiện tại CPI chưa xuống thấp tới mức đó, tuy nhiên biểu đồ đã chỉ ra nguy cơ suy giảm này, và có thể cần các biện pháp nới lỏng tiền tệ hơn nữa.

Bảng dưới đây cho thấy sự thay đổi trên cơ sở năm của PPI (dòng màu trắng) và CPI (dòng màu da cam).

PPI (màu trắng) và CPI (màu da cam) của Trung Quốc từ 1999 - 2012
Thay đổi so với cùng kỳ năm trước của PPI (màu trắng) và CPI (màu da cam)
Trung Quốc từ 1999 - 2012

Tiếp theo, tăng trưởng cung tiền so với cùng kỳ năm trước giảm xuống mức độ mà trong quá khứ tương ứng với lạm phát giữ 0 và 1%.

Thay đổi cung tiền M1 (màu trắng), cung tiền M3 (màu da cam), CPI (màu vàng) Trung Quốc từ 1999-2012
Thay đổi so với cùng kỳ năm trước của cung tiền M1 (màu trắng), cung tiền M3 (màu da cam),
CPI (màu vàng) Trung Quốc từ 1999-2012

Trong tháng 5, tăng trưởng cung tiền M1 so với cùng kỳ năm trước giảm xuống chỉ còn 3,5%, trong khi tăng trưởng cung tiền M2 khoảng 5%. Trong khi 3 năm trước, khi chính phủ Trung Quốc in tiền kích thích kinh tế, cả 2 thước đo này đều tăng với tốc độ gần 40%.

Với người tiêu dùng Trung Quốc, giá cả giảm tất nhiên là cơ hội của họ. Tuy nhiên, với nền kinh tế có động lực lớn từ nợ, Trung Quốc rơi vào giảm phát sẽ là vấn đề rắc rối không chỉ cho chính phủ, mà còn cho những người đi vay, khi tài sản của họ mất giá trị, trong khi các khoản vay thì không.

Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảmxuống liên tục. Giảm phát, do đó, trái ngược với lạm phát, trong khi lạm phátkhiến tiền tệ mất giá thì giảm phát khiến tiền tệ tăng giá. Cũng có thể nói giảmphát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm. Thông thường, CPI giảm liên tục 6-7tháng mới có thể coi là giảm phát. Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suythoái hay đình đốn.

Mặc dù giảm phát làm giảm giá trị danh nghĩa của hànghóa dịch vụ và tăng sức mua của đồng tiền. Tuy nhiên giảm phát kéo dài lại khiếnnhu cầu tiêu dùng nói chung giảm, khi người mua và doanh nghiệp trì hoãn mua hàngkhi kỳ vọng giá cả hạ trong tương lai.

Giảm phát cũng có thể làm giảm đầu tưdo kỳ vọng lợi nhuận thấp. Đồng thời, giảm phát khiến chi phí đi vay tăng, gâythiệt hại cho người đi vay và khiến doanh nghiệp phá sản. Kết quả, giảm phátcó thể khiến kinh tế đình trệ và thất nghiệp tăng cao.

Nguồn FT/ DVT


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới