Hủy
Cửa sổ quản trị

Bài học đầu tư: Đừng lãi kép sai lầm

Phạm Vũ Chủ Nhật | 11/07/2021 22:11

Ông Paul Tudor Jones, nhà sáng lập Tudor Investment Corporation. Ảnh: ATTYahoo.

Hầu hết nhà đầu tư thường thích mua những thứ đang giảm về 0 và bán những thứ đang tăng không giới hạn.
 

Đó là chia sẻ của ông Paul Tudor Jones, nhà sáng lập Tudor Investment Corporation và cũng là một trong những huyền thoại của phố Wall. 

Mặc dù là một trong những huyền thoại đầu tư nhưng ông Paul cũng không tránh khỏi những sai lầm trong việc đầu tư chứng khoán, trong số đó chính là việc mua bình quân giá xuống, sai lầm của đại đa số nhà đầu tư.

Ông đã mắc phải sai lầm mà nhiều nhà đầu tư khác vẫn thường làm, khi cổ phiếu đang nắm giữ sụt giảm, thay vì cắt lỗ, tôi mua nhiều hơn nữa. Đây được gọi là chiến lược bình quân giá xuống. Ông Paul cho biết mình đã cố gắng hạ thấp giá vốn để khi cổ phiếu này tăng giá trở lại (tôi giả định nó phải tăng trở lại), tôi có thể kiếm tiền còn nhanh hơn cả khi đang tạm thua lỗ vì cổ phiếu giảm.

Đây là suy nghĩ phổ biến trong giới đầu tư, bởi lẽ nếu bạn muốn mua một cổ phiếu với giá 20 USD, bạn sẽ càng muốn mua hơn khi cổ phiếu đó chỉ còn có giá 15 USD. Nhưng đây chính là sai lầm thiêu rụi tài khoản của vô số nhà đầu tư vì họ đang lãi kép sai lầm thay vì lãi kép số tiền.

Theo ông ông Paul Tudor Jones bình quân giá xuống là một chiến lược sai lầm
Theo ông ông Paul Tudor Jones bình quân giá xuống là một chiến lược sai lầm. Ảnh: CNBC. 

Ông Paul cho rằng khi một vị thế chống lại bạn và bạn đang thua lỗ, đặc biệt là ngay sau khi vừa mới mua xong, điều này cho thấy đây là một sai lầm. Có thể bạn bỏ sót một yếu tố nào đó trong tiêu chí lựa chọn cổ phiếu, hoặc thời điểm mua không chính xác. Hoặc có thể toàn bộ thị trường chung đang ở trong giai đoạn phân phối. Khi mua trong những trường hợp này, hành động bình quân giá xuống cho các vị tế lỗ thực sự là phung phí tiền bạc vào những sai lầm. “Thật không may, đây là sai lầm nhiều nhà đầu tư luôn phạm phải và nó đã đốt sạch nhiều tài khoản”. 

Có thể, các nhà đàu tư đều biết cắt lỗ là cách tốt nhất nhằm kiểm soát rủi ro. Nhưng họ tại tự thuyết phục bản thân nên cố gắng chịu đựng chút nữa bằng những lời biện hộ như “Đây là thị trường giá lên cơ mà”, “Thường mỗi lần tôi cắt lỗ, giá cổ phiếu lại bật tăng trở lại và còn tăng cao hơn nữa”, “Thay vì bán ra, tôi vẫn còn tiền để mua nhiều cổ phiếu hơn và do đó tôi sẽ kiếm tiền nhanh hơn khi cổ phiếu đó bật tăng trở lại”.

Một lần nữa, họ e sợ cổ phiếu vừa bán ra sẽ bật tăng trở lại và khiến họ bỏ lỡ một tài khoản lãi lớn. Họ xem việc bán ra trong những tình huống này là “gà”. Thực ra, đây chính là lúc cái tôi bên trong mỗi người trỗi dậy. Bạn chỉ muốn mình đúng và cuối cùng bạn phải đúng. Vì thế, bạn thuyết phục bản thân sẽ ổn khi phá vỡ các quy tắc giao dịch. Bạn tự đẩy bản thân vào con đường nguy hiểm bởi bốn từ “chỉ lần này thôi”.

“Lãi kép số tiền, đừng lãi kép sai lầm”, ông Paul Tudor Jones chia sẻ. Ảnh: Blockspaper.
“Lãi kép số tiền, đừng lãi kép sai lầm”, ông Paul Tudor Jones chia sẻ. Ảnh: Blockspaper.

Khi bạn nói với chính mình, tôi chỉ phá vỡ quy tắc giao dịch một lần này mà thôi, bạn đang đánh mất kỷ luật đầu tư vì chẳng bao giờ có khái niệm “chỉ một lần rồi thôi”. Nó giống như những gã nghiện rượu vẫn thường nói “tôi chỉ uống lần này nữa thôi”.

Một cổ phiếu bạn nắm giữ đã giảm 5%; 10%; tiếp theo có thể là 20% nhưng thay vì chấp nhận cắt lỗ, bạn thuyết phục bản thân hãy nên kiên trì nắm giữ hoặc thậm chí là mua nhiều hơn. Khi cổ phiếu tăng trở lại, bạn sẽ thu hồi được khoản lỗ và thậm chí còn lãi thêm 20%. Bạn nói với bản thân “mình là một nhà giao dịch vĩ đại. Ồ! Chắc chắn là như thế”. Bạn chấp nhận rủi ro 20% và tự hứa rằng sẽ bán cắt lỗ khi chạm đến mức giá này để mong đợi nhận về mức lãi 20%. Nếu đây là cách bạn đang giao dịch, tôi e rằng bạn sẽ cảm thấy rất sốc khi tỉnh mộng.

Vì những cổ phiếu trong tình huống này có thể đang gặp phải một vấn đề nào đó khiến bạn có thể thua lỗ lên đến 30%, 40%, 50% thậm chí nhiều hơn nữa. Bạn từng vi phạm kỷ luật cho một cổ phiếu, bạn cũng có thể vi phạm kỷ luật khi đầu tư vào những cổ phiếu khác. Trên thị trường chứng khoán, phần thưởng của thói quen xấu là phá sản. “Nếu quy tắc ‘chỉ một lần rồi thôi’ hoạt động và sau đó bạn được giải cứu, điều này chỉ khiến bạn thêm tin rằng bạn có thể tiếp tục vi phạm kỷ luật thêm lần nữa. Tôi e rằng, bạn sẽ đối diện với thảm hoạt ở lần vi phạm kỷ luật tiếp theo’, ông Paul chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Bài học đầu tư: Luôn luôn tuân thủ kế hoạch và hãy nghĩ đến rủi ro trước tiên

Nghệ thuật quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán
 

Nguồn Tổng hợp


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới