Hủy
Kinh Doanh

Agifish có ngày trở lại?

Minh Anh Thứ Năm | 16/08/2018 08:46

Nửa đầu năm 2018, Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agrifish) báo lỗ sau thuế 166 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 3,5 tỉ đồng.
 

Trong đó, lỗ từ hoạt động kinh doanh là 156 tỉ đồng và lỗ khác là 10 tỉ đồng. Agifish thua lỗ trong khi nhiều doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản lại đang báo lãi như Thuỷ sản Vĩnh Hoàn, Thuỷ sản Biển Đông, Nam Việt... Từ vị trí là một ngôi sao trong ngành thủy sản, Agifish bỗng dưng làm ăn sa sút rồi lâm cảnh lay lắt. Điều gì đang xảy ra với Agifish? 

Hoàng kim xa vời

Agifish được thành lập năm 2001, và chỉ 1 năm sau thì được niêm yết trên sàn chứng khoán. Công ty này cũng tiên phong trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá basa, cá tra fillet tại ĐBSCL, thị trường chính Mỹ, Úc

Agifish co ngay tro lai?

, Hong Kong, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và các nước châu Âu.

2007 có thể nói là thờ điểm đỉnh cao của Agifish thuộc hàng công ty có sản lượng xuất khẩu cá tra lớn nhất sang thị trường châu Âu và Mỹ. Giá cổ phiếu của Agifish có lúc, khoảng tháng 3.2007 tăng lên đến 155.000 đồng/cổ phiếu. Thời điểm 2011, 2012 doanh thu tăng cao kỷ lục, nằm trong top doanh nghiệp xuất khẩu. Nhưng vài năm trở lại đây, doanh thu Agifish giảm trầm trọng.

Nguyên nhân thua lỗ được lãnh đạo công ty, chia sẻ do tình hình hoạt động hiện gặp rất nhiều khó khăn, nguyên liệu không đủ đáp ứng sản xuất nên buộc phải tạm ngưng 2 nhà máy đông lạnh, đồng thời tiết giảm chi phí đầu vào như bao bì, nhiên liệu, điện nước.

Công ty đã giải phóng lượng lớn hàng tồn kho thành phẩm nên tổng tài sản giảm gần 600 tỉ đồng so với thời điểm đầu niên độ. Công ty đang muốn đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng như khô cá tra, da cá chiên giòn để phát triển ở những thị trường mới như Campuchia, Malaysia…

Giá nguyên liệu tăng cao khiến Agifish lỗ gộp hơn 30 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế giai đoạn đầu năm âm đến 165 tỉ sau khi trừ chi phí lãi vay, bán hàng và quản lý doanh nghiệp dù các chỉ tiêu này đều được tiết kiệm đáng kể. Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu niên độ 2017-2018, của công ty, Công ty ghi nhận doanh thu thuần giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm trước, xuống xấp xỉ 810 tỉ đồng. 

Giá vốn hàng bán giá trị gần 890 tỷ đồng, trong đó, giá vốn cá xuất khẩu tăng gần 100 tỉ đồng do giá cá nguyên liệu tăng.Nguồn thu từ bán cá nội địa và hàng phụ phẩm lao dốc đột biến nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tỷ trọng đóng góp doanh thu.

Hoạt động kinh doanh thụt lùi khiến lỗ lũy kế của công ty tiếp tục tăng lên, đạt hơn 258 tỉ đồng tính đến ngày kết thúc nửa đầu niên độ. Trong khi đó, vốn điều lệ hiện nay của Agrifish là 281 tỉ đồng. Nếu tình hình vốn dẫn đến vốn chủ sở hữu âm, Agrifish có thể đối mặt với án hủy niêm yết. 

Agifish co ngay tro lai?

Cổ phiếu Agifish bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt vào tháng 3 vừa qua.Kiểm toán Công ty, cho biết khoản lỗ có thể tăng thêm gần 97 tỉ đồng do công ty chưa trích lập dự phòng cho khoản phải thu ngắn hạn khó đòi khi lập báo cáo tài chính mới đây. 

Khoản phải thu và tồn kho là 2 vấn đề đáng lo của công ty. Cụ thể, tính đến cuối 2017, khoản phải thu của công ty chiếm 51,5%, nhưng đến quý 1 vừa qua Agifish đã phải trích lập dự phòng 159,6 tỉ đồng, tương đương 16,5% giá trị. Hàng tồn kho tăng cao chiếm 21,4% tổng tài sản, trong khi đặc thù các mặt hàng thủy sản có thời gian tồn kho ngắn, dễ hư hỏng. Trong niên độ 2016-2017, chi phí lưu kho là 42,9 tỉ đồng, tăng 48,4% so với 2016 và chiếm 34,5% chi phí bán hàng. 

Khó thị trường, khó cả nguồn vốn

Về thị trường, Agifish năm qua không xuất hàng qua Mỹ khi bị áp mức thuế chống phá giá khá cao. Thuế suất áp dụng cho sản phẩm cá tra philê đông lạnh của Agifish ở mức 0,66 USD/kg. Không thể xuất vào thị trường Mỹ cũng dẫn đến các khoản nợ phải thu tăng cao, buộc công ty phải trích lập dự phòng với số tiền lớn (dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng thêm 83 lên 160 tỉ đồng).

Do vậy, công ty đã tìm kiếm thị trường thay thế mới là Trung Quốc, thị trường này có mức tăng trưởng, song sản lượng xuất chủ yếu là nguyên con nên giá trị thấp, hiệu quả không cao.

Về nguồn nguyên liệu, do ảnh hưởng từ năm 2016 nên diện tích thả nuôi của công ty giảm, dẫn đến tình trạng thiếu hụt cá nguyên liệu khi giá cá bắt đầu tăng, công ty phải tăng thu mua bên ngoài nhưng giá xuất khẩu tăng không theo kịp tốc độ tăng giá nguyên liệu.

Về nguồn vốn, Công ty gặp khó khăn do chính sách tín dụng của các ngân hàng thắt chặt, nguồn vốn công ty bị thiếu hụt không đủ đáp ứng cho các vùng nuôi nguyên liệu dẫn đến giá thành nuôi cao, thiếu nguyên liệu sản xuất, không đủ sản phẩm đáp ứng cho thị trường những lúc giá xuất khẩu tăng cao, lỡ mất thời cơ.

Thiếu nguồn vốn cũng là nguyên nhân các vùng nuôi không đạt hiệu quả, thiếu thức ăn cá chậm lớn, hao hụt nhiều, giá thành tăng, làm cho hiệu quả nuôi không đạt như kế hoạch.

Với những kết quả trên, cổ phiếu của Agifish cũng bắt đầu lao dốc từ vùng giá 9.500 đồng/cổ phiếu về mức dưới 7.000 đồng/cổ phiếu và chưa có dấu hiệu dừng lại. 

Agifish co ngay tro lai?

Box:

-Năm 2017 kết quả kinh doanh sau kiểm toán, Agifish lỗ ròng 187 tỉ đồng, chênh lệch đến 191 tỉ đồng so với con số lãi 4 tỉ đồng mà Công ty này tự lập.

Riêng nợ vay của AGF hiện tại là 761 tỉ đồng, chiếm 67% tổng nợ phải trả và gấp 1,5 lần vốn chủ sở hữu. 


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới