Hủy
Kinh Doanh

Làm thế nào để một ngân hàng an toàn hơn?

Chủ Nhật | 10/11/2013 13:24

Đây là một bài viết trong loạt bài về khủng hoảng tài chính 2007-2008 của The Economist.
 


Ngân hàng là một sự kết hợp phức tạp, là cầu nối giữa người gửi tiền và người đivay. Ngân hàng được thành lập để quản lý rủi ro nhưng thường rủi ro vẫn tiếp tục tăng cao. Khi rơivào khó khăn, các ngân hàng có thể làm giảm của cải và bóp nghẹt nền kinh tế. Không có gì phảitranh cãi khi cho rằng các ngân hàng chính là đối tượng khơi mào cho cuộc khủng hoảng cách đây 5năm. Và việc tìm ra giải pháp cho vấn đề này còn vấp phải sự bất đồng rất lớn.

Rủi ro từ đâu?

Để biết tại sao ngân hàng lại quan trọng như vậy, hãy bắt đầu với vấn đề tài chínhđiển hình của một hộ gia đình hay một doanh nghiệp.

Các khoản nợ của họ - chủ yếu là dưới dạng thế chấp nhà ở, văn phòng hay nhà máy -đều có thời hạn cố định và cũng thường có lãi suất cố định. Dựa trên tài sản thế chấp, các khoản nợcó độ chắc chắn khá cao.

Tuy nhiên, các tài sản tài chính của họ lại không bị ràng buộc bởi các điều khoảnchặt chẽ như vậy. Chẳng hạn, họ có thể rút tiền ra mà không cần thông báo, hoặc có thể nhanh chóngbán ra cổ phiếu và trái phiếu nếu cần tiền mặt hay thị hiếu đầu tư thay đổi.

Sự kết hợp giữa các khoản nợ có thời hạn cố định và tài sản linh hoạt trở nên khátiện lợi. Thế nhưng tài sản của người này lại là nợ của người kia. Điều này có nghĩa là tình hìnhtài chính của cá nhân và doanh nghiệp được phản ánh trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng, trongđó tài sản (các khoản tiền ngân hàng cho vay) không thể được điều chỉnh nhưng nợ (các khoản tiềngửi của khách hàng) lại có thể bị rút ra ngay tức thì. Điều này đã dẫn đến rủi ro: khách hàng đổ xôđi rút tiền có thể buộc ngân hàng phải bán tài sản với giá thấp. Nếu lượng nợ bị rút nhanh hơn sovới lượng tài sản có thể bán ra, ngân hàng đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Quản lý rủi ro đó chính lànhững gì mà các ngân hàng phải làm.

Vì thời gian đáo hạn của tài sản và nợ phải trả không giống nhau nên các ngân hàngthường có khuynh hướng chấp nhận một tỷ lệ rủi ro nhất định. Các ngân hàng thường xây dựng sự linhhoạt tài chính bằng hai cách.

Các tài sản có tính thanh khoản cao - như tiền mặt vàtrái phiếu Chính phủ có thể được bán ra nhanh chóng với một mức giá tương đối ổn định - là một vanxả an toàn. Nếu nhà đầu tư bất ngờ quay lưng với trái phiếu của ngân hàng hoặc người gửi tiết kiệmrút một lượng tiền lớn, ngân hàng có thể bán các tài sản này để bù đắp thanh khoản. Điều này giúpbảng cân đối kế toán của ngân hàng thu hẹp một cách an toàn, đáp ứng được yêu cầu của các chủ nợ.Tuy nhiên, bảng cân đối kế toán có thể thu hẹp vì nhiều lý do khác.

Giá trị của các tài sản có mức độ rủi ro cao hơn - nhưcác khoản vay thế chấp, trái phiếu, các khoản vay dành cho doanh nghiệp - có thể giảm mạnh nếu khảnăng hoàn trả của người đi vay trở nên xấu đi. Điều nguy hiểm là giá trị tài sản của ngân hàng cóthể xuống mức thấp hơn so với các khoản nợ phải trả: tức là nợ lớn hơn so với những gì ngân hàng cóvà phải phá sản. Để ngăn chặn nguy cơ này, ngân hàng cần phải duy trì nguồn vốn chủ sở hữu an toàn(Nguồn vốn này cho thấy lượng tiền mà những người chủ ngân hàng đã đầu tư vào ngân hàng). Nguồn vốnsẽ bị tác động đầu tiên khi giá trị tài sản sụt giảm. Vì chủ sở hữu ngân hàng phải gánh chịu thualỗ nên các chủ nợ - người nắm giữ trái phiếu và người gửi tiền - có thể yên tâm rằng họ không phảigánh chịu các khoản thua lỗ này.

Tuy nhiên, việc ngân hàng duy trì hai tấm đệm giảm sốc này là khá tốn kém: tỷ suấtsinh lời của tiền mặt là 0%, trái phiếu Chính phủ có lợi suất chỉ 2-3%. Trong khi đó, lãi suất chovay thế chấp có thể lên đến 5% và lãi suất đối với các khoản vay không đảm bảo lên đến gần 10%.Việc lựa chọn nắm giữ các tài sản an toàn đã làm giảm tỷ suất sinh lời.

Bên cạnh đó, các cổ đông thường kỳ vọng mức sinh lời (cổ tức và chênh lệch giá cổphiếu) khoảng 12%, trong khi các trái chủ thường yêu cầu mức lợi suất khoảng 4%.

Những vấn đề trên làm phát sinh xung đột giữa một bên là mục tiêu ổnđịnh và một bên là mục tiêu sinh lời mà các ông chủ ngân hàng phải cânbằng. Sự thất bại của họ trong việc quản lý hai mục tiêu chính là nguyên nhân dẫn đến khủnghoảng.

Tối đa hóa ROE và ROA

Công thức đơn giản sau đây có thể giúp giải thích sự khắc nghiệt trên:ROE = ROA x Tỷ lệ đòn bẩy.

Khá đơn giản, cổ đông ngân hàng nhận được thặng dư vốn khi tỷ suất sinh lời trêntài sản tăng lên. Việc tối đa hóa ROE cũng đồng nghĩa với việc nắm giữ ít tài sảnan toàn hơn, chẳng hạn như tiền mặt hay trái phiếu Chính phủ, vì các tài sản này có tỷ suất sinhlời thấp.

Khi tỷ suất sinh lời của tất cả các loại tài sản sụt giảm, như vào đầu những năm2000, các ngân hàng áp dụng một biện pháp khác để thúc đẩy ROE, đó là sử dụng đònbẩy. Các ngân hàng có thể gia tăng đòn bẩy bằng cách vay mượn thêm từ người gửi tiền haythị trường nợ, hoặc đem khoản lợi nhuận thu được đi cho vay hay đầu tư. Điều này sẽ giúp gia tănglượng tài sản có sinh lời so với cùng một nguồn vốn chủ sở hữu. Trong ngắn hạn, cổ đông có thểhưởng lợi.

Dĩ nhiên, việc sử dụng quá ít các cơ chế an toàn khiến các ngân hàng gặp nhiều rủiro hơn. Tuy nhiên, công thức ROE đã ăn sâu vào ngành ngân hàng và trở nên quen thuộc với mọi giámđốc điều hành cũng như cổ đông. Báo cáo năm 2011 của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cho thấy cácngân hàng lớn nhất của Anh đều khen thưởng nhân viên cấp cao dựa trên chỉ tiêu ROE. Các ông chủ đãtối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn, đẩy tỷ lệ tài sản có thanh khoản cao và vốn chủ sở hữu giảm xuốngmức thấp kỷ lục (ảnh dưới).

Vào giữa những năm 2000, việc sử dụng đòn bẩy đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Hãy xemxét trường hợp Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) và Citi, lần lượt là hai ngân hàng lớn nhất củaAnh và Mỹ trong năm 2007 (RBS cũng là ngân hàng lớn nhất trên thế giới). Các báo cáo chính thức chothấy những ngân hàng này có tỷ lệ đòn bẩy khoảng 50 khi khủng hoảng xảy ra, tức là chỉ có thể gánhchịu khoản lỗ chỉ 2 USD trên 100 USD tài sản. Điều đó đã góp phần giải thích tại sao thị trường chovay dưới chuẩn của Mỹ, dù chỉ là một phần nhỏ của thị trường tài chính toàn cầu nhưng lại có thểgây ra rắc rối lớn như vậy. Gánh nặng nợ nần trên vai và tài sản "dễ vỡ" đã đẩy các ngân hàng đếnbờ vực sụp đổ.

Phản ứng chính sách quan trọng nhất là sửa đổi các quy định đối vớingành ngân hàng quốc tế được phê chuẩn lần đầu tiên tại Basel vào năm 1989. Quy địnhBasel III, phiên bản mới nhất, nghiêm khắc hơn các phiên bản trước đó trên 4 khía cạnh cơ bản về antoàn: yêu cầu các ngân hàng cần phải tăng cường nắm giữ vốn chủ sở hữu và các tài sản thanh khoản,giảm sử dụng đòn bẩy (tỷ lệ tối đa hiện nay là 33) và giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn ngắn hạn.

Tuy nhiên, tại những quốc gia mà các gói giải cứu ngân hàng trong suốt giai đoạnkhủng hoảng đã gây ra sự phẫn nộ, hoặc tại những nước mà các khoản nợ phải trả của khu vực tàichính cao hơn nhiều so với quy mô nền kinh tế, các cơ quan quản lý quyết định hành động mạnh tayhơn.

Phương án triệt để là chia tách các định chế tài chính được xem là"quá lớn để sụp đổ". Chia tách các tổ chức tài chính này thành các ngân hàng nhỏ vàtinh gọn hơn sẽ giúp cho việc giám sát được dễ dàng hơn, đồng thời ngăn chặn tác động của các vụphá sản lên nền kinh tế hoặc tình hình tài chính của Chính phủ. Tuy nhiên, các khoản tài sản và nợphải trả chưa được công bố và tách bạch có thể gây nhiều khó khăn khôn lường.

Một cách khác là cấm các ngân hàng thực hiện các hoạt động rủi ronhất. Tại Mỹ, quy tắc Volcker do cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Paul Volckerđề xuất sớm ngăn chặn các ngân hàng nhận tiền gửi tham gia vào "hoạt động tự doanh" (về bản chất,chính là đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản phái sinh bằng tiền của khách hàng). Về lýthuyết, "quy tắc Volcker" sẽ bảo vệ các khoản tiền gửi khỏi tác động từ sự thua lỗ của các chuyênviên giao dịch. Trên thực tế, rất khó để phân biệt giữa các giao dịch được thực hiện nhằm phục vụkhách hàng và các giao dịch được thực hiện chỉ vì lợi ích của ngân hàng.

Các cơ quan quản lý ở châu Âu đang dùng một chiến thuậtkhác. Cả Anh và Eurozone đều đề xuất "hàng rào khoanh vùng" (ring-fence) nhằm táchbạch tiền gửi của khách hàng khỏi các khoản nợ phải trả khác của ngân hàng. Theo đó, các ngân hàngchỉ được phép nắm giữ tài sản như tiền mặt, trái phiếu Chính phủ và các khoản cho vay cá nhân vàdoanh nghiệp. Các hoạt động được xem là rủi ro hơn, chẳng hạn như giao dịch cổ phiếu và chứng khoánphái sinh, bảo lãnh trái phiếu do doanh nghiệp phát hành, sẽ nằm ngoài "hàng rào" và được hỗ trợbởi một nguồn vốn riêng.

Nhưng ngay cả khi "hàng rào" mới được đưa ra, các ngân hàng vẫn tiếp tục cấp cáckhoản vay thế chấp. Đó là một hoạt động kinh doanh rủi ro cao. Hãy xem xét các khoản vay bất độngsản thương mại của Anh (các khoản vay dành cho văn phòng và trung tâm mua sắm). Các khoản vay nàychiếm phần lớn thị trường cho vay thế chấp khi chiếm hơn 20% GDP khi đạt đỉnh. Hơn nữa, các khoảnvay bất động sản thương mại cũng biến động: giá bất động sản thương mại giảm gần 45% trong giaiđoạn từ 2007-2009. Ở Mỹ, tỷ lệ của các khoản thế chấp tốt nhất đã quá hạn thanh toán vượt 7% vàođầu năm 2010. Nhưng không một rủi ro nào trong số này nằm ngoài "hàng rào" hay bị ngăn chặn bởi cácquy tắc Volcker.

Đó là lý do mà một số người cho rằng các ngân hàng nên duy trì một lượng vốn chủsở hữu lớn hơn nhiều so với yêu cầu của các quy định mới. Trong một cuốn sách gần đây, Anat Admaticủa Đại học Stanford và Martin Hellwig của Viện Max Planck cho rằng chi phí để tăng thêm vốn chủ sởhữu đã bị phóng đại. Chẳng hạn, bộ đệm lớn hơn giúp các ngân hàng an toàn hơn, vì vậy chi phí củacác hình thức cấp vốn khác (như trái phiếu) sẽ giảm. Trong một bài báo liên quan đến chủ đề này,David Miles - một thành viên của Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) thuộc BoE - đã ước tính chi phí vàlợi ích của việc gia tăng vốn chủ sở hữu. Ông kết luận rằng lợi ích và chi phí của việc giatăng vốn chủ sở hữu là ngang ngửa, khi vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 16-20% tài sản điềuchỉnh rủi ro, hay thậm chí cao hơn so với yêu cầu của quy định Basel III.

Các ông chủ ngân hàng (đặc biệt là Jamie Dimon của JPMorgan Chase) xem tỷ lệ đó làquá cao. Mối quan tâm của họ là các ngân hàng đang bị buộc phải nắm giữ lượng vốn chủ sở hữu quámức cần thiết. Điều này sẽ gây nên hai ảnh hưởng. Thứ nhất, có thể làm giảm lượng vốn cho vay củacác ngân hàng vì các khoản vốn đệm hiện tại chỉ đủ để đảm bảo an toàn cho khoản tín dụng nhỏ hơn.Thứ hai, nguồn vốn chủ sở hữu cao hơn cũng đồng nghĩa với tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn, qua đó có thểkhiến ROE giảm xuống mức thấp hơn mong đợi của nhà đầu tư. Điều đó lại khiến ngân hàng gặp khó khăntrong việc tăng vốn theo yêu cầu của cơ quan quản lý, và nếu cứ tiếp tục diễn ra thì có thể khiếnngân hàng co hẹp hoạt động vì nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào nơi khác. Lựa chọn duy nhất sẽ làtăng ROA bằng cách áp dụng mức lãi suất cao hơn đối với người vay tiền.

Một mức độ nào đó, cả hai bên đều đúng. Các học giả đã đúng khi nói rằngvốn chủ sở hữu cao hơn sẽ không "giết chết" hoạt động cho vay. Sau cùng, vốn chủsở hữu cũng chỉ là một trong những nguồn vốn, chứ không phải đem sử dụng hết. Trong quá khứ, một sốgiai đoạn ngành ngân hàng có tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn rất nhiều nhưng cả hoạt động cho vay và GDP đềutăng trưởng mạnh (ảnh dưới). Tuy nhiên, một sự thật là nếu không có đòn bẩy để thúc đẩy lợi nhuận,các ngân hàng có thể cần phải kéo giảm tài sản và chi phí tín dụng sẽ gia tăng.

Giải pháp cân bằng vốn và nợ

Có thể có một cách thứ ba. Một số nhà nghiên cứu cho rằng ngân hàng có thể đảm bảocân bằng tốt hơn giữa vốn chủ sở hữu và nợ bằng cách sử dụng nguồn cấp vốn mang một số thuộc tínhcủa cả hai hình thức tài trợ này. Những nhà nghiên cứu này muốn các ngân hàng phát hành loại"vốn tiềm tàng" (contingent capital) cho nhà đầu tư. Trong điều kiện bìnhthường, những khế ước vay nợ này sẽ giống như trái phiếu, được trả lợi suất theo yêu cầu và vốn gốcđầy đủ khi đáo hạn. Nhưng trong giai đoạn khó khăn, các khoản vay này được chuyển thành vốn chủ sởhữu, giúp hấp thụ các khoản lỗ của ngân hàng.

Ý tưởng này hấp dẫn vì không chỉ là một đáp án thông minh cho câu đố về nợ và vốnchủ sở hữu. Cơ quan quản lý cũng đang xúc tiến thực hiện vì giải pháp này cũng sẽ khuyến khích cácchủ nợ tăng cường giám sát hoạt động của ngân hàng.

Theo lý thuyết, vì biết rằng trái phiếu của mình có thể được chuyển đổi thành vốncổ phần có mức độ rủi ro cao hơn, nên những nhà đầu tư lớn như công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí sẽgiám sát sổ sách của ngân hàng một cách kỹ lưỡng, nhằm phát hiện bất kỳ hành động nâng cao đòn bẩyquá mức nào của các CEO vốn đang khát khao tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, chúng ta lại không chắcvề cách để có nguồn vốn tiềm tàng giá rẻ, vì nhà đầu tư có lẽ sẽ đòi hỏi mức lợi suất cao hơn đốivới các khoản nợ này, đặc biệt là đối với các ngân hàng có rủi ro.

Nhưng đó có thể là một điều tốt: một cách lý tưởng, thị trường cũng như các cơquan quản lý sẽ khiến các ngân hàng hành động thận trọng hơn. Trong một bài báo năm 2010, AndrewHaldane từ BoE cho rằng chi phí vay mượn của các ngân hàng đang bị bóp méo. Vì các nhà đầu tư chorằng những ngân hàng lớn nhất sẽ được giải cứu trong giai đoạn khủng hoảng nên họ chấp nhận mức lợisuất tương đối thấp đối với trái phiếu của các ngân hàng này phát hành. Điều này đã ảnh hưởng đếnquyết định của ngân hàng: vì nguồn vốn này khá rẻ nên không có gì ngạc nhiên khi các ông chủ ngânhàng đều tìm đến nguồn vốn này nếu muốn tối đa hóa lợi nhuận.

"Bản di chúc sống"

Tất cả điều này đã biến các ngân hàng trở nên phụ thuộc vào thị trường bị thaotúng cũng như nguồn tiền của người nộp thuế. Các cơ quan quản lý đang nỗ lực để thay đổi điềuđó.

Trong một báo cáo chung công bố năm 2012, BoE và Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liênbang Mỹ (FDIC) đã đề ra phương án giải quyết: Khi ngân hàng tiếp theo đủ lớn để trở thànhmối đe dọa đối với sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống tài chính, các nhà quản lý sẽ sử dụng "bản dichúc sống" có nội dung giải thích cách thức giải tỏa sự căng thẳng. Họ sẽ nắm quyền kiểmsoát, thay thế ban quản lý của ngân hàng và bù đắp thua lỗ cho trái chủ cũng như các nhà đầu tư vốncổ phần.

Thông điệp đã rõ ràng: Cơ quan quản lý không cố gắng để ngăn chặn các vụsụp đổ nhưng sẽ chuẩn bị để ứng phó. Họ hy vọng điều này sẽ khiến các nhà quản lý phản ứnglại bằng cách duy trì đủ nguồn vốn chủ sở hữu và các tài sản có tính thanh khoảncao để giúp các ngân hàng vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, một số ngân hàng vẫn còn ì ạch vàmập mờ trong việc cải thiện theo đúng yêu cầu hoặc là quá lớn để có thể bị sụp đổ. Sự hỗ trợ củaChính phủ, âm thầm hay công khai, dường như vẫn còn. Sự thận trọng do trách nhiệm chứ không phải docách làm đã khiến các ngân hàng lớn nhất thế giới vẫn đang còn là sự kết hợp rối bời của chủ nghĩatư bản tự do, trợ cấp và quy định ràng buộc.

Phước Phạm (Theo The Economist)


Nguồn Công lý/Vietstock


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới