Hủy

Ô nhiễm nặng, các con sông của Đông Nam Á đang bị đe dọa

Trang Lê Thứ Năm | 19/12/2019 15:24

Nguồn ảnh: AFP

Hiện, Mê Kông đang trở thành một trong những con sông ô nhiễm nhất trong khu vực.
 

Con sông nổi tiếng nhất ở Đông Nam Á là sông Mê Kông, trải dài qua năm quốc gia trong khu vực. Đây cũng là con sông dài thứ 12 trên thế giới, là nguồn nước chính cho nhu cầu sinh hoạt, cá và nông nghiệp cho hàng triệu người. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không biết về nó, do chứa nhiều rác thải, hiện Mê Kông đang trở thành một trong những con sông ô nhiễm nhất trong khu vực.

Vấn đề ô nhiễm của các con sông không có gì mới. Trên thực tế, tình trạng ô nhiễm đang diễn ra trong khu vực đã bắt nguồn từ nhiều thế kỷ trước. Các nguồn nước tự nhiên ở Đông Nam Á đang chịu áp lực mạnh mẽ vì sự gia tăng dân số, đô thị hóa và biến đổi khí hậu.

Sự phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng đã dẫn đến suy thoái và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả nước và các dịch vụ hệ sinh thái liên quan. Nhiều con sông trong khu vực bị ô nhiễm nặng với chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp, khiến chỉ số chất lượng nước (WQI) lên trên ngưỡng không an toàn.

Những con sông ô nhiễm nhất

Sông Marilao chảy qua Metro Manila ở Philippines có mức độ ô nhiễm cao đang gây nhiều lo ngại cho cả chính phủ Philippines cũng như thế giới. Các vật thể nguy hiểm, không thể tái chế như chai nhựa, dép cao su, và vô số những chất thải khác được tìm thấy trên sông. Các sản phẩm chất thải công nghiệp độc hại được đổ xuống sông mỗi ngày, trong khi rác thải sinh hoạt cũng được vứt vào Marilao với số lượng rất lớn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, mức độ ô nhiễm ở các con sông của Metro Manila rất cao đến nỗi chúng nó thể được coi là “cống mở”. Nguyên nhân chính là chất thải dân cư chưa được xử lý chảy trực tiếp vào các mạch nước. Theo thống kê chính thức, chỉ có 20 - 30 % hộ gia đình của thành phố được kết nối với hệ thống thoát nước. 70 % còn lại của các hộ gia đình có bể tự hoại, tức là có rất nhiều trường hợp rò rỉ chất thải vào tầng nước ngầm.

Một con sông khác trong khu vực là Citarum chảy qua tỉnh Tây Java của Indonesia. Sông Citarum là một nguồn tài nguyên quan trọng hỗ trợ cho nông nghiệp, cấp nước, công nghiệp, thủy sản và sản xuất điện.

Tuy nhiên, hiện tại nó chứa đầy hàng tấn chất thải sinh hoạt, công nghiệp và mức thủy ngân trong con sông này cao gấp 100 lần so với những con sông bình thường. Ngoài ra, còn có ba đập nhà máy thủy điện dọc theo sông nhưng với vấn đề ô nhiễm trầm trọng hơn, các nhà máy này sẽ không thể hoạt động. Do đó, khiến các cộng đồng xung quanh sống mà không có điện.

Các dòng sông bị ô nhiểm ở Đông Nam Á
Các con sông bị ô nhiễm ở Đông Nam Á

Các con sông khác trong khu vực cũng đang đối mặt với ô nhiễm bao gồm: sông Irrawady ở Myanmar, Chao Phraya ở Thái Lan và Kinabatangan ở Malaysia. 

Bà Yasmin Rasyid, nhà sinh vật học và Chủ tịch của Ecoknights (công ty chuyên nghiên cứu về môi trường ở Malaysia), cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với ASEAN Post, rằng các nguyên nhân gây ô nhiễm sông bao gồm ô nhiễm kim loại nặng và các biện pháp quản lý vấn đề xả thải từ các ngành công nghiệp, lấn chiếm các bờ sông và các hoạt động khai thác cát trái phép, thải chất thải hữu cơ và chất thải rắn vào đường thủy.

Các biện pháp cải tạo sông

Chính phủ của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng đang quan tâm đến vấn đề xử lý rác thải của các con sông. Ví dụ, ý định của chính phủ Malaysia là biến các dòng sông ở thủ đô thành một điểm thăm quan hấp dẫn vào năm 2020, với kế hoạch làm sạch lòng sông theo dự án River of Life (ROL). Dự án hiện đã hoàn thành 86% và sẽ sớm đủ an toàn cho mục đích giải trí.

Công việc làm sạch bao gồm nhiều giai đoạn, như lắp đặt bẫy rác và nâng cấp các ao hứng lũ, nhà máy xử lý nước thải cũng như hệ thống thoát nước.

Bà Yasmin Rasyid  cho rằng, chúng ta cần đẩy mạnh thực thi và tăng hình phạt cho bất kỳ vi phạm nào đối với các khu vực sông.

Ngoài ra, sự nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường nước phải được thúc đẩy hơn nữa thông qua các chiến dịch tuyên truyền và giáo dục....

Những con đập bức tử sông Mê Kông

Giải cứu sông Mê Kông

Nguồn theaseanpost


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới