Hủy
Góc nhìn chuyên gia

Gỡ nút thắt cho thị trường và nền kinh tế

Ông Hồ Quốc Tuấn, Đại học Bristol, Anh Thứ Ba | 14/03/2023 17:57

Ông Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Cao cấp, Đại học Bristol, Anh. Ảnh: PV.

Đâu là những giải pháp trọng tâm và đủ mạnh mẽ để giải quyết những nút thắt cho thị trường và nền kinh tế hiện nay?.
 

Trao đổi trong Talkshow Phố Tài Chính số mới nhất, các chuyên gia đánh giá, những giải pháp gần đây như Nghị định 08 liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp, hay việc hạ nhiệt lãi suất cũng như thúc đẩy đầu tư công… đều là những giải pháp quan trọng giúp hỗ trợ cho các doanh nghiệp và lấy lại niềm tin của nhà đầu tư trong ngắn hạn, còn về dài hạn vẫn cần có thêm nhiều giải pháp nữa để giúp tháo gỡ những khó khăn và thách thức của thị trường và nền kinh tế.

Ông Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên cao cấp, Đại học Bristol, Vương Quốc Anh đánh giá Nghị định 08 đã tạo ra một hành lang pháp lý để các doanh nghiệp phát hành trái phiếu có thể đàm phán với trái chủ trong trường hợp chưa có khả năng trả lãi và vốn gốc hay đàm phán để giảm kỳ hạn nợ. Theo ông Tuấn, với hành lang pháp lý mới này của Nghị định 08 thì rõ ràng nhà đầu tư cũng được bảo vệ hơn. Tại vì chúng ta có quy định rõ ràng rằng nhà đầu tư nếu không chấp nhận thỏa thuận này của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải trả nợ trái phiếu như bình thường. 

 

“Nếu chúng ta nhìn vào tổng thể câu chuyện thì Nghị định 08 có thể nói là tạo hành lang pháp lý cho một thực tế thị trường, đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường ngay lập tức. Nhưng nếu nói tác động dài hạn thì tôi nghĩ nó sẽ còn có rất nhiều vướng mắc khác”, ông Tuấn nói thêm. 

Bên cạnh đó thì các giải pháp như là việc thúc đẩy xây dựng nhà ở xã hội, thúc đẩy đầu tư công cũng đang được triển khai để hỗ trợ cho nền kinh tế. Về dài hạn ông Tuấn cho rằng các giải pháp này là hướng đi đúng đắn, đặc biệt là nhắm vào câu chuyện phải có dòng tiền thật đi vào thị trường. Đầu tư công cũng như nguồn tín dụng cho nhà ở xã hội là nguồn tiề thực sẽ có thể đi vào thị trường. 

“Vấn đề hiện nay đó là câu chuyện thực thi, tại vì chúng ta cũng biết để dòng tiền này đi vào thị trường sẽ cần thời gian và phải xác định luôn là chúng ta cũng cần một dòng tiền mới, dòng tiền đó phải bản thân doanh nghiệp tự xoay hoặc là có những giải pháp để mà gỡ rối. Một vấn đề khác đó là về mặt chính sách của xây dựng hoặc là tiến hành các dự án thì chúng ta thấy câu chuyện này ở Trung Quốc họ cũng làm, tức là một mặt họ cung cấp những câu chuyện mới và mặt khác họ gỡ rối vấn đề pháp lý thì câu chuyện đó ở Việt Nam cũng nên như vậy”, ông Tuấn chia sẻ. 

 

Đánh giá về tác động của những giải pháp được đưa ra trong giai đoạn hiện tại, ông Tuấn ví von: “Tôi có thể hình dung câu chuyện này như là chúng ta đang có một người bệnh đưa vào phòng cấp cứu, những giải pháp đã đưa ra về mặt chính sách đóng vai trò của bác sĩ đã tiến hành cấp cứu xong cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân sống lại. Tuy nhiên, chúng ta chưa chữa được bệnh của bệnh nhân và như vậy căn bệnh này có thể tái phát bất kỳ lúc nào”. 

Theo ông Tuấn, giải pháp rõ ràng nhất, đó là chúng ta đang có một sự tắc nghẽn nguồn vốn của nền kinh tế do mặt bằng lãi suất cao. Đây không phải là vấn đề của riêng Việt Nam mà là vấn đề của tất cả các nước. 

“Bây giờ chúng ta cần nguồn vốn thứ hai để kích thích nền kinh tế đó là đầu tư công. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân của đầu tư công ở Việt Nam là chậm và như vậy thì không chỉ là vấn đề chúng ta đẩy dự án đầu tư công trên giấy tờ mà chúng ta phải giải ngân được nó. Và yếu tố nữa là chúng ta thấy hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn và có những nhà máy họ đang xả thải công nhân. Chúng ta nên có chính sách riêng cho các nhà xuất khẩu và đây cũng nên được xem là một chính sách hỗ trợ chung cho nền kinh tế đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta”, ông Tuấn nói. 

Có thể bạn quan tâm 

Thị trường chờ đợi một số giải pháp mang tính quyết liệt hơn


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới