Hủy
Thế giới

Abenomics: Bản sao lỗi của Reaganomics?

Thứ Sáu | 26/07/2013 20:57

Cố Tổng thống Mỹ, Ronald Reagan một lần nữa sống lại trong học thuyết kinh tế của thủ tướng Nhật Bản. Nhưng liệu Reaganomics có giúp gì được cho Abenomics?
 

Cách đây 3 ngày, nối gót Mỹ, Nhật Bản đã chính thức được tham gia đàm phán . Còn thủ tướng của đất nước mặt trời mọc cũng đang cố học hỏi con đường phát triển kinh tế từ hơn 30 năm trước của cố tổng thống Mỹ, Ronald Reagan. Hình như, các nhà lãnh đạo Nhật Bản đang cố gắng học tập nhiều điều từ Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hai hoàn cảnh trái ngược

và là hai học thuyết kinh tế được ra đời trong bối cảnh khác nhau. Năm 1981, Ronald Reagan được bầu lên và trở thành vị tổng thống thứ 40 của Mỹ trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát lên tới 13,5%/năm. Ngược lại, tình cảnh Nhật Bản phải chịu đựng cho đến tận khi ông Shinzo Abe trở lại ghế thủ tướng năm ngoái, chính là 2 thập kỷ giảm phát.

Suốt 2 nhiệm kì tổng thống của mình, Ronald Reagan đã chèo chống con thuyền nước Mỹ bằng học thuyết kinh tế được các học giả đặt tên là Reaganomics. Trong khi lần trở lại ghế nóng này của thủ tướng Shinzo Abe, ông cũng không quên mang theo trong chiến lược phục hưng kinh tế Nhật Bản mang tên Abenomics.

Nhưng có vẻ như, Abenomics giống như 1 bản sao của Reaganomics, chỉ khác ở 2 chính sách tiền tệ trái chiều nhau. Một bên muốn giảm lạm phát xuống, còn bên kia muốn lạm phát tăng càng nhanh càng tốt.

Nói một cách ngắn gọn nhất tinh thần chung của Reaganomics theo lời của Milton Friedman là: "Reaganomics có 4 điểm chính cơ bản: Giảm thuế, giảm luật lệ, giảm chi tiêu ngân sách và sử dụng chính sách tiền tệ để giảm lạm phát.”

Tương tự như vậy, kế hoạch “ba mũi tên” của thủ tướng Abe cũng nhằm khôi phục lại sức mạnh kinh tế của Nhật Bản và đều đã được bắn đi. Lần lượt hướng đến các mục tiêu về tài khóa, tiền tệ và tái cấu trúc nền kinh tế, “ba mũi tên” chủ yếu dựa trên những nguyên tắc dài hạn kết hợp với cắt giảm chi tiêu phúc lợi xã hội, giảm thuế cho người giàu và tập đoàn kinh tế, bãi bỏ quy định, dỡ bỏ dần dần rào cản thương mại và cải cách thị trường lao động, hướng đến sự linh hoạt hơn bằng cách tạo điều kiện dễ dàng cho việc sa thải nhân công.

Bởi vậy, Nhật Bản hiện tại chẳng khác nào thời kì mà mọi nhà đầu tư từ lâu đã mơ về, như thời kì Reaganomics còn trị vì tại Mỹ trong những năm 1980.

Bản sao lỗi của chủ nghĩa trọng cung

Tuy nhiên, người ta nhận thấy những dấu hiệu không mấy lạc quan về Abenomics.

Trước hết, cần chú ý hành động cắt giảm thuế, một chính sách tài khóa nới lỏng. Dĩ nhiên, luôn tốt để làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế. Nhưng khi những người giàu và tập đoàn kinh tế tại Nhật Bản được hưởng ưu đãi, họ sẽ sản xuất nhiều hơn, kiếm được nhiều thu nhập và lợi nhuận hơn. Còn số đông còn lại trong hơn 126 triệu người dân Nhật Bản sẽ khó lòng tránh khỏi khoảng cách giàu-nghèo ngày càng nới rộng.

Chính sách khuyến khích sản xuất của Abenomics mang dáng dấp của một , đã từng làm nên danh tiếng của Thatchernomics và sự hưng thịnh cho nước Anh trong những năm 1980, hay cũng như nước Mỹ có Reaganomics.

"Ba mũi tên" của thủ tướng Sinzo Abe đang bị đặt nhiều dấu hỏi.
"Ba mũi tên" của thủ tướng Sinzo Abe đang bị đặt nhiều dấu hỏi.

Tuy nhiên, chính sách ưu đãi của thủ tướng Abe dường như chỉ hướng đến khu vực sản xuất lớn, nhằm thúc đẩy sản lượng bằng tăng tổng cung. Trong khi lực lượng cầu của nền kinh tế bị bỏ rơi, thậm chí còn hứng chịu mức thuế tiêu thụ cao gấp 2 lần.

Triệt tiêu động lực tiêu dùng, trong khi sản xuất được khuyến khích mở rộng, Nhật Bản có thể lâm vào một cuộc khủng hoảng thừa trong tương lai. Nếu thế, Abenomics sẽ chẳng khác nào một bản sao lỗi của kinh tế học trọng cung.

Trong khi đó, có nhiều việc có ích hơn, mà ông Abe nên làm ngay lúc này, đó là khắc phục tình trạng trốn thuế. Thật đáng ngạc nhiên, theo Nicholas Smith, một nhà chiến lược tại CLSA Asia-Pacific Markets (Tokyo), có đến 73% các công ty tại Nhật Bản không nộp thuế.

Trung thành tuyệt đối đã trở nên lỗi thời

Bên cạnh đó, chính sách cải cách thị trường lao động của ông Abe cũng bị đặt nhiều dấu hỏi. Câu chuyện người lao động Nhật Bản chỉ làm cho một công ty duy nhất đã trở thành niềm tự hào và một biểu tượng cho tinh thần trung thành của người Nhật.

Nhưng sự tuyệt đối ấy lại không tốt đối với một thị trường lao động đã già hóa và cần tính linh hoạt nhiều hơn. Nhật Bản cần từ bỏ sự lỗi thời trong chính sách lao động và công hiến trọn đời. Bảng xếp hạng sau sẽ minh chứng cho tính cứng nhắc trong thị trường lao động Nhật Bản. Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Nhật Bản xếp thứ 134/144 quốc gia về độ dễ dàng khi thuê và sa thải nhân viên.

Nhật Bản cần một thị trường lao động linh hoạt và hệ thống trợ cấp thất nghiệp tốt hơn hiện tại.
Nhật Bản cần một thị trường lao động linh hoạt và hệ thống trợ cấp thất nghiệp tốt hơn hiện tại.

Do vậy, ông Abe cũng đang chủ quan khi không xây dựng một hệ thống chính sách công để kịp thời hỗ trợ hàng trăm ngàn người lao động có thể sớm bị mất việc.

Và thực tế, Nhật Bản đang né tránh một hệ thống bảo hiểm thất nghiệp kiểu Mỹ, với lý do thị trường lao động Nhật Bản đang khá ổn định nếu không nói là quá cứng nhắc. Nhưng nguyên nhân sâu xa đến từ nguồn lực để tài trợ cho một hệ thống bảo hiểm thất nghiệp đáng mơ ước đã bị lãng phí để đánh đổi sự phồn vinh hư ảo.

Tokyo đã dành quá nhiều thời gian và tiền bạc để vực dậy những ngân hàng “sống dở chết dở” hồi cuối năm 1990 và đầu những năm 2000. Duy trì sự hoạt động cầm chừng cũng nhằm đảm bảo tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp. Cho nên, trước khi tính đến một thị trường lao động linh hoạt hơn, ông Abe nên xây dựng trước một chương trình phúc lợi xã hội tốt cho người thất nghiệp và những quỹ phục vụ tái đào tạo lao động một cách rộng rãi.

Bởi lẽ, linh hoạt hơn đồng nghĩa với sự dễ dàng trong tuyển dụng và sa thải lao động. Abenomics cần chuẩn bị phương án cho hàng chục ngàn công nhân có thể bị mất việc sau đó.

Nếu không, sẽ chỉ làm trầm trọng thêm Abenomics vốn đang bị đánh giá thấp trong việc cải thiện tình trạng lao động nghèo nàn của Nhật Bản.

Nếu đã có chủ ý góp nhặt một vài ý tưởng từ Reaganomics để xây dựng nên Abenomics, thì chắc chắn, ông Shinzo Abe nên sáng tạo nhiều hơn, bởi sẽ không có bản sao nguyên mẫu nào cho tình cảnh có một không hai trong lịch sử đã kéo dài 2 thập kỷ của nước Nhật hiện tại.

Nguồn Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới