Hủy
Thế giới

IMF: 1/3 nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ suy thoái vào năm 2023

Hải Miên Thứ Sáu | 06/01/2023 16:55

Bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

Trong khi Mỹ có thể tránh được suy thoái, tình hình có vẻ ảm đạm hơn ở châu Âu, nơi bị ảnh hưởng nặng nề.
 

Bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng năm 2023 thậm chí sẽ còn khó khăn hơn so với năm 2022.

"Tại sao? Bởi vì ba nền kinh tế lớn là Mỹ, EU, Trung Quốc đều đang đồng thời giảm tốc.” bà Georgieva chia sẻ. Bà nói thêm: “Chúng tôi cho rằng một phần ba nền kinh tế thế giới sẽ suy thoái. Ngay cả hàng trăm triệu người ở các nước còn lại cũng sẽ cảm thấy không khác gì suy thoái.”

Trong khi Mỹ có thể tránh được suy thoái, tình hình có vẻ ảm đạm hơn ở Châu Âu, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến ở Ukraine, bà Georgieva nói thêm. “Một nửa Liên minh châu  u sẽ suy thoái.”

 

IMF hiện dự báo tăng trưởng toàn cầu ở mức 2,7% trong năm nay, chậm lại so với mức 3,2% vào năm 2022.

Sự giảm tốc ở Trung Quốc sẽ có tác động nghiêm trọng trên toàn cầu. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã suy yếu nghiêm trọng vào năm 2022 do chính sách Zero-Covid nghiêm ngặt, khiến Trung Quốc không đồng bộ với phần còn lại của thế giới, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và làm tổn hại đến dòng chảy thương mại lẫn đầu tư.

Cuối tuần vừa rồi, Chủ tịch Cận Bình cho biết ông kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ít nhất 4,4% trong năm ngoái, một con số cao hơn nhiều so với dự đoán của nhiều nhà kinh tế nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 8,4% được ghi nhận vào năm 2021 .

“Lần đầu tiên sau 40 năm, mức tăng trưởng của Trung Quốc vào năm 2022 có thể bằng hoặc thấp hơn mức tăng trưởng toàn cầu,” bà Georgieva nói. “Trước Covid, Trung Quốc góp 34, 35, 40% vào tăng trưởng toàn cầu. Nhưng thời thế giờ đã khác.” bà nói, đồng thời cho biết thêm rằng đây là giai đoạn “khá căng thẳng” đối với các nền kinh tế châu Á.

“Khi tôi nói chuyện với các nhà lãnh đạo châu Á, tất cả họ đều bắt đầu với câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra với Trung Quốc? Liệu Trung Quốc có trở lại mức tăng trưởng cao hơn không?" bà nói.

Vào đầu tháng 12, Trung Quốc đã bỏ hết các hạn chế liên quan đến Covid và mặc dù việc mở cửa trở lại có thể thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu theo một số phương diện, nhưng quá trình phục hồi sẽ diễn ra thất thường và khó khăn.

Khi Trung Quốc đột ngột mở cửa trở lại, số ca nhiễm đã tràn ngập các hệ thống chăm sóc sức khỏe, làm giảm tiêu dùng và sản xuất trong quá trình này.

Bà Georgieva cho biết vài tháng tới sẽ “khó khăn đối với Trung Quốc và tác động tiêu cực đến tăng trưởng của Trung Quốc,” đồng thời cho biết thêm rằng bà hy vọng nước này sẽ dần chuyển sang “mức hiệu quả kinh tế cao hơn và kết thúc năm tốt hơn”. so với thời điểm bắt đầu năm mới.”

Có thể bạn quan tâm:

 Apple hết "miễn nhiễm" với khủng hoảng, vốn hóa tuột mốc 2 nghìn tỉ USD

Nguồn CNN


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới