Hủy
Thế giới

Thời của các công ty mới nổi

Thứ Hai | 16/09/2013 09:34

Các công ty mới nổi, đặc biệt khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trỗi dậy mạnh mẽ tạo mảnh đất màu mỡ cho dịch vụ phát triển thị trường.
 

Theo báo cáo mới nhất của Roland Berger và DKSH về dịch vụ phát triển thị trường, các công tymới nổi trên thế giới là các doanh nghiệp có nguồn gốc từ các thị trường mới nổi bắt đầu mở rộng raquốc tế, nhưng đã nhanh chóng trở thành các đối thủ cạnh tranh xứng tầm với các công ty phươngTây.

Tại Việt Nam, DKSH hoạt động kinh doanh trong bốn lĩnh vực:hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, hóa chất và kỹ thuật công nghệ
Với nguồn tài chính dồi dào và nắm bắt được tâm lý của thị trường mới nổi, các doanh nghiệp nàydường như đã chọn đúng chỗ để hưởng lợi từ triển vọng tăng trưởng đầy hứa hẹn của các thị trườngmới nổi, đặc biệt là tại châu Á, nơi mà nhu cầu về các mặt hàng cao cấp được đẩy mạnh bởi sự pháttriển của tầng lớp trung lưu.

Trong cùng thời điểm đó, nhiều công ty mới nổi bắt đầu nhận ra rằng, họ có thể thành công hơnnữa trong việc mở rộng hoặc tiến vào các thị trường mới khi bắt tay với các chuyên gia trong lĩnhvực này.

Nhận xét về tình hình mới, TS. Martin C. Wittig, Chủ tịch Công ty tư vấn chiến lược RolandBerger Thụy Sỹ cho biết, các công ty mới nổi ngày càng có nhu cầu khai thác chuyên môn của các nhàcung cấp dịch vụ phát triển thị trường, vì họ đang tập trung vào sự tăng trưởng và hiệu năng tạicác thị trường xa hơn sân nhà của họ.

Còn TS. Joerg Wolle, Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn DKSH, phát biểu: "Tôi tin rằng,DKSH, với sự hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm về thị trường địa phương cũng như mạng lưới phân phốirộng khắp, có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ phát triển thị trườngtrên toàn châu Á".

Vì sao lại là châu Á?

Các công ty của Trung Quốc và Đông Nam Á đang đẩy mạnh hoạt động thương mại và đầu tư ra nướcngoài nhờ sự hỗ trợ của mức thuế nhập khẩu thấp hoặc bằng không từ khi Hiệp định Thương mại tự doTrung Quốc - ASEAN có hiệu lực năm 2010.

Do đó, dòng chảy thương mại trong khu vực tiếp tục mạnh hơn. Xu hướng này được kỳ vọng sẽ tiếptục khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được hiện thực hóa vào năm 2015. Sự hội nhập này có thể làm cho khuvực Đông Nam Á, với dân số hơn 600 triệu và GDP đạt tới 2.000 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớntrên thế giới.

Kỳ vọng dành cho khu vực này là rất cao. Trong các nước thành viên ASEAN, các nguồn đầu tư trựctiếp của nước ngoài (cả từ bên trong và ngoài khu vực) đã tăng trưởng 50% hàng năm. Thị trườngchứng khoán đang phát triển mạnh. Bản thân Malaysia đã đứng thứ tư trong các hoạt động chứng khoánnăm 2012 (sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản). Sự phát triển của tầng lớp trung lưu đã giúp các nềnkinh tế châu Á phát triển một cách mạnh mẽ thành những thị trường kinh doanh đầy hứa hẹn.

Vì những lý do đó, trong chiến lược phát triển dài hạn của mình, Tập đoàn DKSH tiếp tục xem châuÁ là trọng điểm đầu tư của mình. Tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh của DKSH gồm bốn ngành gắn liềnvới những lĩnh vực chuyên môn của Tập đoàn: hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, hóa chất và kỹ thuậtcông nghệ, bao phủ tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Dịch vụ phát triển thị trường

Theo báo cáo trên, các công ty mới nổi châu Á đang có nhu cầu sử dụng chuyên môn của các nhàcung cấp dịch vụ phát triển thị trường. Lý do chính là khi tiến vào thị trường mới, mô hình đượcchọn thường xuyên là bán sản phẩm thông qua các đối tác nhập khẩu, nhưng khi đẩy mạnh phát triểnnội địa, các công ty trên thường ưu tiên lựa chọn phát triển công ty con.

Xuất khẩu có lợi thế là nhanh chóng, rủi ro thấp khi thâm nhập thị trường nước ngoài. Tuy nhiên,các công ty cũng đã thấy nhược điểm là thiếu minh bạch trong cách sản phẩm của họ được bán trên thịtrường mục tiêu, khó khăn trong việc định hình nhận thức của khách hàng về thương hiệu của mình vàsự giới hạn để nhận ra hết tiềm năng của các thị trường đó.

Trong khi đó, dịch vụ phát triển thị trường đang dần phổ biến bởi cho phép các công ty thực hiệncác giải pháp kết hợp giữa thâm nhập thị trường nhanh chóng với mô hình kinh doanh gọn nhẹ trongxuất khẩu, cộng với sự gần gũi với khách hàng mà các công ty mới nổi châu Á đang tìm kiếm. Báo cáocủa Roland Berger và DKSH cho rằng, dịch vụ phát triển thị trường sẽ thay thế mô hình xuất khẩutrong tương lai, vì nó đang trên đà phát triển mạnh ở các công ty mới nổi châu Á.

Nguồn Đầu tư


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới