Hủy
Công Nghệ

Gửi các công ty startup Việt Nam: đừng hỏi tiền nữa, hãy hướng tới người dùng

Thứ Sáu | 25/10/2013 11:43

Những người sáng lập công ty startup Việt Nam đều bị ám ảnh với tiền hơn là sản phẩm. Họ ám ảnh với những khoản đầu tư hơn là khách hàng.
 

Tôi gặp rất nhiều các công ty startup ở Việt Nam. Nếu sau gần 1 năm thànhlập mà chưa thất bại thì người sáng lập sẽ tìm cách tìm nhà đầu tư. Một số côngty startup tôi tiếp xúc có cơ sở khách hàng khá nhỏ và hầu như không có lực kéonhưng họ vẫn đang ra sức xin tiền.

Trong khi đó, lực kéo thường là điều đầu tiên mà các nhà đầu tư – dù làtrong nước hay nước ngoài hỏi khi họ xem xét liệu có nên đầu tư vào một công tystartup hay không.

Thật không may là những người sáng lập công ty chỉ chú trọng vào việc lấynguồn vốn để tồn tại, thay vì xây dựng cơ sở người dùng và đảm bảo rằng họ đãtạo ra giá trị thật dẫn đến lực kéo. Một công ty startup tôi từng gặp thậm chíkhông hề có một sản phẩm nào và vẫn muốn được cấp vốn.

Đó là bởi họ đã đọc blog TechCrunch (blog về các công ty startup) quá nhiềuvà mơ về thung lũng Silicon, nơi tiền dường như mọc trên cây? Thực tế đã chứngminh: các nhà đầu tư không hề cấp vốn cho các ý tưởng mà cho những đội ngũ tốt,có khả năng làm ra sản phẩm và xây dựng công ty.

Tôi đã giới thiệu một công ty startup đang ở giai đoạn thử nghiệm, cho mộtnhà cố vấn địa phương. Rõ ràng là công ty startup này cần tư vấn về mô hình vàsản phẩm kinh doanh, song tất cả những gì người sáng lập muốn đó là nhà cố vấngiới thiệu anh ta cho vài nhà đầu tư.

Tại một sự kiện gần đây, Philip Mai, một chuyên gia cố vấn và người thi tàitại cuộc thi DEMO ASEAN (một bệ phóng cho các công ty startup và công ty chuyêncông nghệ thông tin) và mLab hackathon, đã chỉ ra rằng khi các công ty được tưvấn miễn phí, họ đều không tiếp thu những lời khuyên này.

“Tôi đã dành những lớp học và các buổi thảo luận miễn phí cho các công tystartup, nhưng chỉ có một số ít người tham dự”, Philip Mai cho biết.

Tất cả những biểu hiện trên đều dẫn đến một kết luận: những người sáng lậpcông ty startup Việt Nam đều bị ám ảnh với tiền hơn là sản phẩm. Họ ám ảnh vớinhững khoản đầu tư hơn là người sử dụng.

Tuy nhiên, vấn đề không dừng lại ở đó. Những nhà sáng lập thường không biếtxem xét và sử dụng quyền lợi hợp tình hợp lý. Đây là phàn nàn chung tôi nghethấy từ ba nhà đầu tư lớn ở Việt Nam: IDG, CyberAgent và DFJ VinaCapital.

Do đó, nếu các công ty startup muốn được cấp vốn, khi được đề cập đến việcký các thủ tục giấy tờ, những nhà sáng lập cũng chưa hiểu được những quyền lợiđòi hỏi hợp lý. Do đó, họ đã để tuốt mất những cơ hội lớn để đưa công ty tớitầm cao mới.

Trên hết, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khá khó. Khi GuyKawasaki, một nhà đầu tư kiêm tác giả của nhiều bài báo công nghệ đến từ thunglũng Silicon tới Việt Nam vài tháng trước đây, một doanh nhân hỏi ông: “Ông sẽđầu tư vào các công ty startup ở Việt Nam chứ?”.

Guy chỉ trả lời “Không”. Ông nói lý do chính là bởi hệ thống pháp lý ở ViệtNam quá phức tạp.

Các nhà đầu tư Singapore đã quan tâm đến Việt Nam hơn trong năm qua, nhưnghướng những đồng tiền đầu tư vào các công ty startup rất khó. Các nhà đầu tưnước ngoài phải vượt qua quá nhiều rào cản pháp lý và thậm chí các nhà đầu tưtrong nước cũng phải đối mặt với các chi phí pháp lý đáng kể để đầu tư vào cáccông ty startup.

Tóm lại, những yếu tố trên đã tạo những rào cản với các nhà đầu tư vàocông ty startup. Không chỉ những nhà sáng lập cần phải phải thực tế hơn về vấnđề vốn mà hệ thống cũng cần phải tạo điều kiện cho các công ty startup hàng đầugây quỹ được dễ dàng hơn.

Nếu những điều kiện trên thành hiện thực, thì dòng tiền sẽ đổ vào các côngty startup của Việt Nam.

-------------------

Bài viết của tác giả Đỗ Anh Minh trênwebsite Tech in Asia

Nguồn Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới