Vũ khí bền vững của hãng thời trang H&M
Ông Fredrik Famm, Giám đốc điều hành H&M Đông Nam Á. Ảnh: Đạt
Ngày càng có nhiều công ty thời trang quốc tế gia nhập thị trường Việt Nam và họ đang đạt được những thành công ngoài mong đợi, nhờ vào lợi thế về quy mô, kinh nghiệm phong phú và khả năng thay đổi để rất nhanh để đáp ứng thị hiếu của một cơ sở người tiêu dùng ngày một gia tăng tại Việt Nam. Nhịp Cầu Đầu Tư Online vừa có cuộc phỏng vấn với ông Fredrik Famm, Giám đốc điều hành H&M Đông Nam Á, về chiến lược kinh doanh của công ty và về những cảm nhận của ông về thị trường Việt Nam.
Thời trang nhanh đang đi xuống trên thị trường quốc tế. Đó có phải là lý do nhiều thương hiệu muốn mở rộng hoạt động ở Việt Nam?
Chúng tôi không thích được dán nhãn là hãng thời trang nhanh. Chúng tôi không khuyến khích gán ghép “văn hóa vứt bỏ” với thời trang nhanh. Chúng tôi muốn sản phẩm của mình trở thành sự lựa chọn bền vững của khách hàng.
Giá sản phẩm của chúng tôi ở mức thấp, nhưng chúng có chất lượng tốt. Sản phẩm thời trang của chúng tôi được sản xuất dựa theo tiêu chí bền vững. Vì vậy, H&M không muốn được gọi là thời trang nhanh.
Tôi thấy rất nhiều tiềm năng ở thị trường Việt Nam, bởi vì Đông Nam Á hiện là khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới. H&M có mặt ở Đức từ năm 1947, nhưng chỉ có 500 cửa hàng.
Thụy Điển với 9 triệu dân, chúng tôi cũng đã có 180 cửa hàng. Tiềm năng tăng trưởng ở Đông Á rất tốt. Đà tăng trường sẽ còn tiếp diễn trong 10 đến 15 năm tới. Đối với tôi, Việt Nam là thị trường rất thú vị.
Yếu tố bền vững có vai trò quan trọng như thế nào, thưa ông?
Đó là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Để thành công, chúng tôi ưu tiên tập trung vào tính thời trang, chất lượng, giá cả và tính bền vững. Tính bền vững có rất nhiều khía cạnh nhưng chúng tôi muốn khách hàng của mình mặc đẹp và cảm thấy thoải mái với những gì họ đang mặc.
Sản phẩm của chúng tôi được sản xuất trong điều kiện làm việc an toàn. Chúng tôi buộc họ phải đảm bảo rằng người lao động được hưởng mức lương công bằng và không bị bóc lột.
Hiện nay, khoảng 60% nguyên liệu mà chúng tôi sử dụng để sản xuất hàng may mặc có nguồn bền vững. Tính bền vững ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt nhận được sự quan tâm từ thế hệ trẻ. Tôi nghĩ rằng khách hàng trẻ tuổi thực sự xem đây là một trong những khía cạnh quan trọng nhất mà họ muốn khi quyết định mua sản phẩm của chúng tôi.
H&M đặt muc tiêu đến năm 2020, toàn bộ sợi cotton chúng tôi sử dụng trong sản phẩm của mình phải đến từ các nguồn bền vững. Đến năm 2030, tất cả các nguyên liệu chúng tôi sử dụng đều đến từ các nguồn bền vững hơn. Tôi tin rằng đây sẽ là lợi thế cạnh tranh của chúng tôi với các đối thủ quốc tế tại thị trường Việt Nam.
Chúng tôi đang thu thập quần áo cũ để tái chế. Sản phẩm bày bán ở các cửa hàng của chúng tôi có 20% nguyên liệu được tái chế.
Tại sao chỉ có 20%? Nếu tỷ lệ sợi tái chế nhiều hơn nữa thì sản phẩm rất dễ bị rách. Với công nghệ hiện tại, chúng tôi chỉ có thể sử dụng tỷ lệ sợi tái chế như vậy thôi.
H&M vừa khai trương cửa hàng đầu tiên tại Đà Nẵng / Ảnh: Đạt |
Ông có thấy áp lực cạnh tranh khi các thương hiệu quốc tế khác cũng đang đến Việt Nam?
Ngược lại, chúng tôi cảm thấy rất vui khi họ đến Việt Nam. Với sự hiện diện của họ, tôi thấy các bên cùng có lợi. Nhiều thương hiệu ở cùng một nơi thì sẽ có nhiều khách hàng đến mua sắm. Tôi phải nói rằng điều này sẽ mang lại hiệu ứng rất tích cực, vì mỗi thương hiệu điều có phân khúc, sở trường khác nhau.
Một số thương hiệu dẫn đầu về chất lượng, nhưng có thể họ không có giá cả cạnh tranh. Họ có thể có giá tốt nhưng sản phẩm không có yếu tố bền vững. Chúng tôi đã hoạt động ở Việt Nam được hai năm, vì vậy chúng tôi hiểu thị trường này rất rõ.
Hàng thời trang H&M tại thị trường Việt Nam được bán rẻ hơn so với các nước trong khu vực. Ông làm thế nào để thực hiện được điều đó?
Chúng tôi thực sự muốn có giá cả cạnh tranh tại Việt Nam, vì chúng tôi muốn trở thành một thương hiệu quốc dân ở thị trường này. Khi người Việt nghĩ về thời trang, họ nên nghĩ về H&M. Chúng tôi không chỉ muốn thâm nhập vào các thành phố lớn, mà cả các thành phố nhỏ hơn.
Chúng ta có thể kiếm được nhiều tiền hơn trong ngắn hạn bằng cách bán với giá cao. Nhưng chúng tôi muốn tập trung vào kế hoạch lâu dài ở Việt Nam. Chúng tôi tin rằng đây là một chiến lược đúng đắn, cho phép chúng tôi phát triển nhanh chóng trong những năm tiếp theo.
Ông có nghĩ đến việc mở rộng quy mô kinh doanh tại Việt Nam ngay bây giờ không?
Kinh doanh giống đi ăn ở như một nhà hàng năm sao. Khi mọi thứ được bày biện trên bàn ăn trong nhà hàng đẹp, mọi thứ đều có vẻ hoàn hảo. Nhưng khi bạn vào trong bếp, mọi thứ rất căng thẳng. Chúng tôi biết điều này và chúng tôi đã sẵn sàng để đối mặt với nó.
H&M bắt đầu tìm nguồn cung ứng hàng may mặc tại Việt Nam từ năm 2011 và hiện có rất nhiều nhà cung ứng địa phương. Chúng tôi đã ở đây trong nhiều năm. Và chúng tôi muốn ở đây trong nhiều năm tới.
► Thời trang H&M chuẩn bị mở cửa hàng thứ 8 tại Việt Nam
►So sánh mô hình kinh doanh của H&M, Zara và Uniqlo
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Chung Trần
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Chung Trần