Hủy
Tài Chính

FED cùng các ngân hàng trung ương tích cực ủng hộ mục tiêu khí hậu Paris

Phùng Mỹ Thứ Sáu | 18/12/2020 14:47

Theo cuộc khảo sát, chỉ có một số ít các ngân hàng trung ương thảo luận về việc thực hiện các thay đổi hoạt động để đối phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: Financial Times.

Các ngân hàng đang đối mặt với câu hỏi liệu có nên sử dụng các chương trình mua trái phiếu để chống lại rủi ro khí hậu hay không.
 

Theo Financial Times, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tham gia vào một nhóm các ngân hàng trung ương ủng hộ các mục tiêu khí hậu Paris, khi rủi ro biến đổi khí hậu đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu.

Động thái này được đưa ra khi Mạng lưới Xanh hóa Hệ thống Tài chính (NGFS), bao gồm 75 ngân hàng trung ương, công bố một cuộc khảo sát về kế hoạch của các thành viên trong việc đối phó với biến đổi khí hậu. 

Chỉ một số ít các ngân hàng trung ương thảo luận về việc thực hiện các thay đổi hoạt động để đối phó với biến đổi khí hậu, mặc dù tin tưởng vào tác động của nó đối với các nền kinh tế. Ảnh: Reuters.
Chỉ một số ít các ngân hàng trung ương thảo luận về việc thực hiện các thay đổi hoạt động để đối phó với biến đổi khí hậu, mặc dù tin tưởng vào tác động của nó đối với các nền kinh tế. Ảnh: Reuters.

FED là 1 trong 8 thành viên mới tham gia nhóm trong tháng này và tuân theo cam kết của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden về việc tái gia nhập hiệp định khí hậu Paris, đây là một yêu cầu bắt buộc.

Chủ tịch FED Jay Powell cho biết: “Khi chúng tôi nghiên cứu cách tốt nhất để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ thống tài chính, chúng tôi mong muốn tiếp tục và làm sâu sắc hơn các cuộc thảo luận với các đồng nghiệp thuộc Mạng lưới Xanh hóa Hệ thống Tài chính từ khắp nơi trên thế giới”.

Theo cuộc khảo sát, chỉ có một số ít các ngân hàng trung ương thảo luận về việc thực hiện các thay đổi hoạt động để đối phó với biến đổi khí hậu. Mặc dù, họ tin tưởng vào tác động của biến đổi khí hậu đối với các nền kinh tế.

Câu hỏi liệu các ngân hàng trung ương có nên sử dụng các chương trình mua trái phiếu để chống lại biến đổi khí hậu bằng cách bán trái phiếu của những nước phát thải carbon nhiều nhất và mua thêm trái phiếu xanh hay không là một trong những lĩnh vực gây tranh cãi nhất của chính sách tiền tệ.

Chỉ có 7 người trả lời cuộc khảo sát NGFS cho biết “hiện họ không xem xét thực hiện các biện pháp liên quan đến khí hậu”. Hầu hết nhiều người đang cân nhắc hành động cho biết hành động này là nhằm mục đích “giảm thiểu rủi ro tài chính do rủi ro liên quan đến khí hậu trên bảng cân đối kế toán của họ”.

Tuy nhiên, khi được hỏi liệu họ đã cân nhắc thực hiện các biện pháp để bảo vệ chính mình khỏi rủi ro khí hậu hay để chủ động hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp hay chưa, hơn một nửa số người cho biết họ chưa làm. Trở ngại chính đối với hành động tiềm ẩn được hầu hết những người được hỏi xác định là “rủi ro tạo ra các sai lệch tài chính”.

Người đứng đầu Viện IFO Clemens Fuest ở Munich cho biết: Chính sách kinh tế sẽ trở nên tồi nếu sử dụng điều này làm cơ sở để điều khiển dòng vốn trong nền kinh tế. Điều đó sẽ tương đương với “nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung”.

Hầu hết các ngân hàng trung ương được NGFS khảo sát cho biết cần có sự công bố tốt hơn về rủi ro khí hậu của các tổ chức cho vay thương mại và phát hành trái phiếu. Đồng thời, cần có sự phối hợp quốc tế nhiều hơn trước khi các ngân hàng trung ương có thể hành động trong lĩnh vực này.

Giám đốc Điều hành Sabine Mauderer của Bundesbank, người giám sát cuộc khảo sát NGFS, cho biết: “Phần lớn các ngân hàng trung ương tham gia cuộc khảo sát của chúng tôi nhận thấy phạm vi điều chỉnh khuôn khổ hoạt động của họ để phản ánh các rủi ro liên quan đến khí hậu”. 

Mặc dù, các ngân hàng trung ương rõ ràng là rất nhạy cảm với các rủi ro khí hậu. Nhưng việc thực hiện các biện pháp cụ thể vẫn còn ở giai đoạn đầu.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde cam kết biến việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trở thành một phần quan trọng trong quá trình xem xét chiến lược của mình, dự kiến ​​hoàn thành vào năm tới. 

 

Bà Christine Lagarde nói rằng: Các ngân hàng trung ương nên “tự hỏi mình” xem họ có đang chấp nhận “rủi ro quá mức” bằng cách tin tưởng các nhà đầu tư định giá các vấn đề môi trường hay không. Bà cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ xem xét việc bỏ nguyên tắc "thị trường trung lập". Điều này có nghĩa là Ngân hàng Trung ương châu Âu luôn mua trái phiếu tương ứng với thị trường chung.

Tuy nhiên, điều này đã bị bác bỏ bởi người đứng đầu ngân hàng trung ương của Đức Jens Weidmann và là thành viên của hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu, khi ông cho rằng “việc sửa sai lệch thị trường và các hành động hoặc thiếu sót chính trị sẽ không phụ thuộc vào chúng tôi”.

Ông Jens Weidmann nói rằng: Ngân hàng Trung ương châu Âu chỉ nên xem xét việc mua chứng khoán hoặc chấp nhận chúng làm tài sản thế chấp cho các mục đích chính sách tiền tệ nếu các tổ chức phát hành của họ đáp ứng các nghĩa vụ báo cáo nhất định liên quan đến khí hậu, cũng như chỉ sử dụng xếp hạng tín dụng có kết hợp rủi ro khí hậu. 

Có thể bạn quan tâm:

Chứng khoán toàn cầu tăng sau hy vọng về biện pháp kích thích tài khóa của Mỹ


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới